Thế giới

Chiến lược hồi phục "Thung lũng Silicon" phương Đông của Penang

NAM VIỆT 17/09/2024 15:57

(QNO) - Nằm dọc theo bờ biển phía tây bắc của bán đảo Malaysia, bang Penang là nơi có hơn hàng trăm tập đoàn đa quốc gia gồm hàng tỷ USD đầu tư từ các gã khổng lồ công nghệ như Intel, Infineon, Lam Research và Texas Instruments.

penang1.jpg
Cơ sở đóng gói tiên tiến mới của Intel tại Penang. Ảnh: Asia.nikkei

Penang - điểm hấp dẫn các nhà sản xuất bán dẫn

Phù hợp với chiến lược bán dẫn quốc gia Malaysia, Penang khai thác chuỗi cung ứng sản xuất chip đầu cuối gồm chế tạo wafer (miếng silicon mỏng làm vật liệu nền để sản xuất vi mạch tích hợp), thử nghiệm và đóng gói tiên tiến, thiết kế mạch tích hợp để đóng góp vào mục tiêu thu hút 115 tỷ USD đầu tư của Malaysia vào năm 2030.

Malaysia hiện là quốc gia xuất khẩu bán dẫn lớn thứ sáu, tập trung chủ yếu vào các hoạt động hậu cần, đặc biệt nắm giữ 13% thị trường lắp ráp, thử nghiệm và đóng gói toàn cầu.

Theo chiến lược phát triển ngành bán dẫn quốc gia công bố vào tháng 5/2023, Chính phủ Malaysia sẽ phân bổ ít nhất 25 tỷ ringgit (5,33 tỷ USD) trong vòng 5 đến 10 năm tới để bồi dưỡng nhân tài và phát triển các công ty địa phương.

Trong cuộc trò chuyện với Kênh truyền hình CNA trụ sở tại Singapore, Thủ hiến bang Penang - ông Chow Kon Yeow rất lạc quan về lĩnh vực công nghệ của Penang và kỳ vọng có thêm nhiều khoản đầu tư hơn trong tương lai gần. Penang sẽ dẫn đầu Malaysia trong việc nâng cao chuỗi giá trị.

Ông Chow Kon Yeow nói thêm, với việc Mỹ và Trung Quốc ngày càng cạnh tranh gay gắt về sở hữu trí tuệ và sản xuất chất bán dẫn, Penang nhận được nhiều yêu cầu đầu tư hơn từ các công ty công nghệ.

"Chúng tôi tiến hành thẩm định các công ty có ý định đầu tư vào đây để họ có thể hòa nhập vào hệ sinh thái, lấp đầy khoảng trống trong một số lĩnh vực mà chúng tôi còn thiếu" - ông Chow Kon Yeow nói.

Thách thức và ưu tiên

Dù hấp dẫn các nhà đầu tư, Penang vẫn phải đối mặt với những thách thức trong tham vọng hồi phục danh xưng "Thung lũng Silicon" của phương Đông vào năm 1972 khi trở thành nơi có cơ sở sản xuất đầu tiên bên ngoài nước Mỹ của Intel và một số tập đoàn công nghệ đa quốc gia khác.

penang.jpg
Phía nam của đảo Penang gồm khu công nghiệp công nghệ cao Bayan Lepas. Ảnh: CNA

Penang đối mặt một số thách thức lớn như hạn chế về không gian, nguồn nước và điện. Nguồn cung cấp nước và điện ổn định và đáng tin cậy vốn rất quan trọng đối với ngành công nghiệp bán dẫn.

Do đó, Penang đang đầu tư một dự án đường dây truyền tải 275kV bắc qua eo biển Penang, nối Butterworth với đảo Penang. Đây là đường dây truyền tải xuyên biển quy mô lớn đầu tiên của Malaysia với các tháp truyền tải cao hơn 100m.

Theo ông Chow, dự án có chi phí khoảng 100 triệu USD khi hoàn thành vào cuối năm có thể cung cấp tới 2.000MW điện cho hòn đảo.

Chính quyền tiểu bang Penang cũng đang xây dựng ba nhà máy xử lý nước và hồ chứa mới trị giá hàng chục triệu USD để đảm bảo an ninh nguồn nước.

Cạnh đó, công trình khai hoang đảo Silicon ở Penang bắt đầu vào tháng 9 năm nay và dự kiến ​​sẽ hoàn thành vào năm 2032.

(0) Bình luận
x
Nổi bật Báo Quảng Nam
Mới nhất
Chiến lược hồi phục "Thung lũng Silicon" phương Đông của Penang
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO