Xã hội

Điện Bàn - “điểm sáng” xóa nhà tạm, nhà dột nát

THÂN VĨNH LỘC - HUY HOÀNG 23/07/2024 08:59

(QNO) - Từ nguồn ngân sách nhà nước, sự hỗ trợ của các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể, nhà hảo tâm, người con xa quê… hàng nghìn ngôi nhà đại đoàn kết trên địa bàn thị xã Điện Bàn đã được sửa chữa, xây mới, là một trong những địa phương của tỉnh làm tốt công tác xóa nhà tạm, nhà dột nát cho các gia đình chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo…

TIT CHINH

(QNO) - Từ nguồn ngân sách nhà nước, sự hỗ trợ của các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể, nhà hảo tâm, người con xa quê… hàng nghìn ngôi nhà đại đoàn kết trên địa bàn thị xã Điện Bàn đã được sửa chữa, xây mới tươm tất. Và, Điện Bàn là một trong những số ít địa phương của tỉnh làm tốt công tác xóa nhà tạm, nhà dột nát cho các gia đình chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo…

TIT PHU_1

Ông Trương Văn Lạng (82 tuổi), nguyên Trưởng phòng LĐ-TB&XH huyện Điện Bàn (nay thị xã Điện Bàn), người khởi xướng chương trình xóa nhà tạm từ hơn 25 năm trước nhớ lại, khoảng năm 1997 nhiều gia đình chính sách trên địa bàn làm đơn xin sửa chữa, xây nhà mới. Lúc bấy giờ xây mới một căn nhà có mức đầu tư khoảng 13 triệu đồng, trong khi số lượng gia đình chính sách ở Điện Bàn quá nhiều, nhà nước khó đủ nguồn ngân sách thực hiện. Ông Lạng nghĩ cách xóa nhà tạm.

Tháng 6/1997, Phòng LĐ-TB&XH huyện Điện Bàn xây dựng đề án xóa nhà tạm từ 3 nguồn kinh phí hỗ trợ gồm: ngân sách huyện, chính quyền địa phương và gia đình. Đề án được lãnh đạo Điện Bàn ủng hộ. Thường vụ Huyện ủy họp quyết định hàng năm huyện sẽ trích 1% ngân sách chi thường xuyên (khoảng 100 triệu đồng) để hỗ trợ xóa nhà tạm, còn lại kêu gọi các cơ quan, đơn vị, nhà hảo tâm, địa phương đóng góp, tuy nhiên do điều kiện ngân sách hạn hẹp nên không thể triển khai được.

anh_d567.png
Nhiều hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại Điện Bàn đã được xây mới từ nguồn hỗ trợ của chính quyền và các nhà hảo tâm.

Ông Lạng đề nghị UBND huyện phê duyệt vào tờ trình cho phép Phòng LĐ-TB&XH vận động kêu gọi nguồn lực xã hội. Cầm “bảo bối” trên tay, ông Lạng ra Nhà máy thủy điện Hòa Bình (tỉnh Hòa Bình) làm việc xin hỗ trợ được 10 triệu đồng. Ông Lạng tiếp tục xuống Nhà máy xi măng Hải Phòng vận động được 5 triệu đồng. Quay về Thanh Hóa ông xin thêm được 5 triệu đồng.

Trước kết quả này, lãnh đạo Điện Bàn đề nghị ông Lạng viết lại dự án xóa nhà tạm. Tháng 3/1998, UBND huyện phân bổ 50 triệu đồng, cộng số tiền vận động, tất cả được hỗ trợ cho một số ngôi nhà gia đình liệt sĩ neo đơn, có hoàn cảnh khó khăn… Cụ thể, mỗi gia đình được hỗ trợ 7 triệu đồng, xã “lo” 3 triệu đồng bằng gạch hoặc lúa, đoàn thanh niên hỗ trợ công, số tiền còn lại con cháu gia đình chịu trách nhiệm, đảm bảo đủ làm một ngôi nhà mới (trị giá 12-15 triệu đồng). Lúc bấy giờ, qua các phương tiện truyền thông, báo chí, thông tin Điện Bàn xóa nhà tạm được lan truyền rộng khắp.

Năm 1999, Bộ LĐ-TB&XH, tỉnh Quảng Nam chọn Điện Bàn tổ chức hội nghị về công tác xóa nhà tạm với sự tham dự của hầu hết bí thư, chủ tịch huyện, thị xã trên địa bàn tỉnh. Sau hội nghị, phong trào xóa nhà tạm cho gia đình chính sách bắt đầu lan tỏa mạnh mẽ ra toàn tỉnh.

Tại Điện Bàn, từ nhiều nguồn hỗ trợ như vận động nhà hảo tâm, sự ủng hộ của bà con xa quê…, mỗi năm khoảng 100 ngôi nhà đã được hỗ trợ xây mới. Đặc biệt, phong trào không chỉ dừng lại ở các gia đình chính sách mà còn hướng đến các đối tượng yếu thế, người nghèo…

PHAT BIEU CUA ONG LANG
TIT PHU_2

Từ những viên gạch đặt nền móng ban đầu, phong trào xóa nhà tạm, xây nhà đại đoàn kết không ngừng lan tỏa lớn mạnh. Với nhiệm vụ chức trách của mình, Ủy ban MTTQ Việt Nam thị xã Điện Bàn đã vận động, tìm kiếm nhiều nguồn lực hỗ trợ nhằm thực hiện hiệu quả mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát với sự sẻ chia trách nhiệm giữa nhà nước, xã hội và người dân.

Ngày 22/9/2023, HĐND tỉnh Quảng Nam ban hành Nghị quyết số 13/2023/NQ-HĐND quy định mức hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023 - 2025. Theo đó, đối tượng áp dụng là những hộ gia đình chính sách, người có công cách mạng, thân nhân liệt sĩ đã được cơ quan có thẩm quyền công nhận; hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022 – 2025…

Từ nghị quyết trên, thị xã Điện Bàn cũng đã đưa ra một số cơ chế, chính sách thiết thực và cụ thể và đem lại hiệu quả rõ rệt. Ngoài sự quan tâm hỗ trợ từ nguồn lực ngân sách thị xã, không thể không nhắc đến sự đồng hành, hỗ trợ của các nhà hảo tâm, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.

anh_d101112.png
Thông qua nguồn vận động từ các nhà hỗ tâm và kinh phí nhà nước rất nhiều ngôi nhà đại đoàn kết tại Điện Bàn đã được sửa chữa xây mới.

Điển hình có thể kể đến Công ty CP Lọc hóa dầu Bình Sơn (Quảng Ngãi), chỉ riêng năm 2021, đơn vị này đã hỗ trợ 500 triệu đồng xây mới 10 ngôi nhà cho những hộ gia đình khó khăn, hay Công ty VinaCapital Hội An hỗ trợ phường Điện Dương 400 triệu đồng xây mới 8 nhà (mỗi nhà 50 triệu đồng). Tổ chức cứu trợ nhân đạo CRS (Catholic Relief Services) hỗ trợ Điện Minh 280 triệu đồng sửa chữa, xây mới 7 nhà (mỗi nhà 40 triệu đồng). Đặc biệt, một số cá nhân như ông Vương Quốc Thắng (Nghệ An) - Ủy viên chuyên trách Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội cũng hỗ trợ 400 triệu xây mới 8 ngôi nhà (mỗi nhà 50 triệu đồng); ông Phạm Trường Thành (xã Điện Trung, Điện Bàn) kêu gọi những người con quê hương đang làm ăn sinh sống tại TP.Hồ Chí Minh hỗ trợ xã Điện Trung mỗi năm xây dựng từ 1 đến 2 ngôi nhà với mức hỗ trợ 50 triệu đồng…

box_1.png

TIT PHU_3

Cuối tháng 4/2024, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam thị xã Điện Bàn tiến hành trao tiền sửa chữa nhà đại đoàn kết cho 2 hộ neo đơn trên địa bàn thị xã. Đây là những hoàn cảnh thuộc diện hỗ trợ sửa chữa xóa nhà tạm, nhà dột nát của Điện Bàn giai đoạn 2023 - 2025 theo Nghị quyết 13/2023/NQ-HĐND ngày 22/9/2023 của HĐND tỉnh.

Hai ngôi nhà được hỗ trợ sửa chữa với số tiền 30 triệu đồng/căn gồm nhà bà Trần Thị Thu (SN 1976, thôn Nhị Dinh 3, xã Điện Phước) và nhà bà Nguyễn Thị Nga (SN 1968, thôn Tân Bình, xã Điện Trung). Cả hai đều có hoàn cảnh rất đáng thương, bản thân đều khuyết tật, bị bệnh tâm thần nhẹ, sống neo đơn.

anh_d123.png
Bàn giao nhà đại đoàn kết cho bà Trần Thị Thu, thôn Nhị Dinh 3, xã Điện Phước.

Bà Trần Thị Thu bảo, có nhà mới tránh mưa nắng rồi nên từ đây sẽ không còn phải đi lang thang nữa. Căn nhà bà Thu rộng 45m² được xây nhờ tiền hỗ trợ của cháu, Ủy ban MTTQ Việt Nam thị xã tiếp tục hỗ trợ số tiền 30 triệu đồng giúp sơn quét lại tường và đóng bộ cửa mới…

Cũng tại xã Điện Phước, hồi tháng 5 vừa qua, căn nhà của bà Đinh Thị Loan (thôn Hạ Nông Đông, xã Điện Phước) hoàn thành xây mới sau 2 tháng khởi công từ số tiền hỗ trợ 75 triệu đồng của Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Điện Phước, từ nguồn vận động xã hội hóa. Gia đình bà Loan nằm trong số gần 10 hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn được Ủy ban MTTQ Việt Nam xã hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà.

Bà Nguyễn Thị Ngọc Yến – Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Điện Phước thông tin, từ năm 2019 đến nay địa phương đã vận động xã hội hoá xây mới 3 ngôi nhà với số tiền 180 triệu đồng, sửa chữa 4 nhà, tổng số tiền 60 triệu đồng. Riêng năm 2024, ngoài xây mới ngôi nhà bà Loan, Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Điện Phước còn hỗ trợ sửa chữa 2 nhà với số tiền 25 triệu đồng.

[VIDEO] - Năm nay, Điện Bàn hỗ trợ xây mới, xóa được nhiều nhà tạm cho người dân:

Có thể khẳng định, chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát đã trở thành việc làm ý nghĩa mang tính nhân văn cao cả thu hút sự quan tâm hỗ trợ của toàn xã hội. Thông qua cuộc vận động Quỹ vì người nghèo hàng trăm ngôi nhà đoàn kết trên địa bàn thị xã đã được xây dựng. Nhiều xã, phường như Điện An, Điện Thọ, Điện Dương… đã làm tốt công tác xóa nhà tạm. Tại phường Điện An, từ các nguồn vận đồng hỗ trợ của Tổ chức CRS, cơ sở tôn giáo, bà con đồng hương xa quê… từ đầu năm đến nay 10 ngôi nhà đã và đang được xây mới, tổng kinh phí gần 450 triệu đồng hay Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Điện Thọ vận động các cơ sở tôn giáo hỗ trợ hơn 250 triệu đồng đễ xây dựng nhà đoàn kết…

box_2.png

Ông Phan Ngọc Hải - Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thị xã Điện Bàn cho biết, theo kế hoạch, đến cuối năm 2024 Mặt trận các cấp của địa phương sẽ hỗ trợ sửa chữa, xây mới khoảng 40 ngôi nhà (mỗi căn được hỗ trợ sửa chữa 30 triệu đồng, xây mới 60 triệu đồng). Riêng Ủy ban MTTQ Việt Nam thị xã Điện Bàn sẽ hỗ trợ xây mới 1 ngôi nhà và sửa chữa 7 ngôi nhà.

PHAT BIEU CUA ONG BINH

Theo ông Lê Thái Bình - Phó Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Nam, phong trào sửa chữa, xóa nhà tạm, nhà dột nát là một chủ trương lớn của Tỉnh ủy mang giá trị nhân văn sâu sắc. Trong đó, việc ban hành Nghị quyết 13 cuối năm 2023 đã thể hiện tầm quan trọng này. Thực hiện Nghị quyết 13 Tỉnh ủy Quảng Nam đã thành lập Ban Chỉ đạo do đồng chí Bí thư Tỉnh ủy làm Trưởng ban, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh làm Phó ban Chỉ đạo cùng một số thành viên là đại diện UBND, HĐND... phấn đấu đến năm 2025 hoàn thành công tác xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh.

“Mặc dù số tiền hỗ trợ xây nhà mới theo Nghị quyết 13 đã được nâng từ 40 triệu đồng lên 60 triệu đồng không phải quá nhiều, nhưng đây sẽ là chất xúc tác để gia đình, các tổ chức chính trị - xã hội và cộng đồng chung tay hỗ trợ thêm, từ đó đa dạng nguồn lực cùng hướng đến mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh” - ông Bình chia sẻ.

NỘI DUNG: THÂN VĨNH LỘC - HUY HOÀNG
ĐỒ HỌA: NGUYỄN TUẤN

(0) Bình luận
Nổi bật Báo Quảng Nam
Mới nhất
Điện Bàn - “điểm sáng” xóa nhà tạm, nhà dột nát
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO