Phát triển kinh tế tổng hợp từ rừng

HỮU PHÚC 11/06/2021 09:03

Ngành lâm nghiệp tỉnh đã xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế tổng hợp từ rừng theo hướng chuyển từ phát triển rừng trồng nhằm phủ xanh đất trống đồi trọc sang rừng trồng kinh tế.

Phát triển mạnh vùng nguyên liệu để đáp ứng nhu cầu chế biến gỗ cho các nhà máy công nghiệp. Ảnh: H.P
Phát triển mạnh vùng nguyên liệu để đáp ứng nhu cầu chế biến gỗ cho các nhà máy công nghiệp. Ảnh: H.P

Chú trọng chất lượng rừng trồng

Toàn tỉnh có hơn 150 nghìn héc ta rừng sản xuất, hàng năm khai thác bình quân 12.000 - 16.000ha, chủ yếu rừng keo. Năng suất đạt 72 - 83m3/ha, sản phẩm cung ứng chủ yếu là phục vụ nguyên liệu băm dăm.

Bên cạnh thí điểm mô hình trồng rừng bằng giống nuôi cấy mô, hỗ trợ giống keo nhập khẩu của Úc, người dân đã dần chuyển sang chú trọng đầu tư năng suất và chất lượng rừng trồng bắt nguồn từ sử dụng cây giống có chất lượng, rõ ràng về nguồn gốc xuất xứ.

Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định bổ sung kinh phí cho công tác bảo vệ và phát triển rừng năm 2021. Theo đó, cấp hơn 426 tỷ đồng từ nguồn chi các hoạt động kinh tế của ngân sách trung ương năm 2021 để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ và phát triển rừng năm 2021 (gồm 71 tỷ đồng kinh phí bổ sung cho các bộ, cơ quan Trung ương và hơn 354 tỷ đồng cho các địa phương).Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định bổ sung kinh phí cho công tác bảo vệ và phát triển rừng năm 2021. Theo đó, cấp hơn 426 tỷ đồng từ nguồn chi các hoạt động kinh tế của ngân sách trung ương năm 2021 để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ và phát triển rừng năm 2021 (gồm 71 tỷ đồng kinh phí bổ sung cho các bộ, cơ quan Trung ương và hơn 354 tỷ đồng cho các địa phương).

Tại Hiệp Đức, Phước Sơn, Tiên Phước…, doanh nghiệp đã liên kết với nhân dân trồng rừng gỗ lớn, hay đạt chứng chỉ quốc tế về quản lý rừng bền vững (FSC). Đơn cử là Công ty CP Đầu tư và phát triển lâm nghiệp Quảng Nam ký hợp đồng với người dân trồng 710ha và chuyển hóa rừng sang kinh doanh gỗ lớn với diện tích hơn 1.500ha tại các huyện Hiệp Đức, Phước Sơn và Tiên Phước.

Tín hiệu đáng mừng là nhiều doanh nghiệp tiếp cận đầu tư trồng rừng FSC. Năm 2020, một số doanh nghiệp lập hồ sơ trồng rừng FSC như Công ty An Việt Phát quy mô 2.751ha, Công ty TNHH Khương Đài đăng ký 1.700ha, Công ty TNHH Đầu tư và phát triển lâm nghiệp Quảng Nam 1.959ha và dự án keo mây tre bền vững đăng ký 400ha. Như vậy, tính đến nay, diện tích trồng rừng bền vững được công nhận FSC của cả tỉnh đạt hơn 11.136ha (trong khi kế hoạch đề ra là 10.000ha).

Theo Sở NN&PTNT, các chính sách của Trung ương và dự án hỗ trợ trồng rừng trong và ngoài nước đã kích cầu phát triển đa dạng kinh tế rừng. Do đó, người dân ngoài hưởng lợi từ nguồn nguyên liệu gỗ khai thác, còn cải thiện sinh kế thông qua các sản phẩm lâm sản ngoài gỗ.

Theo thống kê, có khoảng 30.000 hộ được hưởng lợi thông qua cơ chế giao khoán bảo vệ, phát triển rừng và lâm sản ngoài gỗ. Nhiều địa phương miền núi, trung du đang huy động nguồn lực sẵn có để đẩy mạnh hình thức hợp tác, liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ theo chuỗi giá trị trong lâm nghiệp.

Điều quan trọng, ngành lâm nghiệp tỉnh đã thẳng thắn nhìn nhận thách thức khi tham gia Hiệp định Đối tác tự nguyện về thực thi lâm luật và thương mại lâm sản (FLEGT) giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu. Việc xuất khẩu các sản phẩm lâm sản bắt buộc phải đáp ứng những yêu cầu khắt khe. Do đó, các địa phương có lợi thế về lâm nghiệp sẽ chú trọng hơn “quota” trồng rừng.

Xác định nhiệm vụ đột phá

Sở NN&PTNT cho biết, kinh tế rừng của tỉnh phát triển chưa tương xứng với tiềm năng. Do đó trong số các giải pháp trọng tâm mà ngành nông nghiệp đưa ra thì nhiệm vụ mang tính đột phá nhất là ở khâu đầu tư vườn ươm giống chất lượng.

Đến nay, Quảng Nam có 181 đơn vị, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp. Bình quân hàng năm các vườn ươm sản xuất hơn 50 triệu cây giống lâm nghiệp các loại. Mục tiêu đến năm 2025 sẽ tăng cao năng suất trên đơn vị diện tích thâm canh rừng trồng gỗ lớn lên 150m3/ha; diện tích rừng gỗ lớn sẽ chiếm ít nhất 20% tổng diện tích trồng rừng sản xuất.

Kinh tế rừng đã tham gia có hiệu quả vào công cuộc xóa đói giảm nghèo ở các địa phương miền núi. Từ chủ trương của tỉnh, các huyện Bắc Trà My, Hiệp Đức, Tiên Phước, Phước Sơn, Đông Giang đã chuyển từ phát triển rừng trồng theo hướng phủ xanh sang rừng trồng kinh tế và thực hiện kinh tế vì môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Ông Hồ Quang Bửu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết, Trung ương và tỉnh có cơ chế thu hút doanh nghiệp đầu tư lên miền núi, nhưng cần triển khai mạnh mẽ hơn ở vùng nguyên liệu. Doanh nghiệp, hợp tác xã, nhân dân cần được hỗ trợ, thúc đẩy phát triển các chuỗi giá trị lâm sản.

Về giải pháp căn cơ, GS.Phạm Văn Điển - Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp cho rằng, cần hoàn thiện cơ chế, chính sách cho việc mở rộng thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng, trong đó có chi trả dịch vụ thương mại các-bon rừng, trao đổi, giao dịch hạn ngạch giảm phát thải; phát triển “mô hình sản xuất - tiêu thụ sản phẩm”.

(0) Bình luận
Nổi bật Báo Quảng Nam
Mới nhất
Phát triển kinh tế tổng hợp từ rừng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO