Đời sống

Truyền nghề dệt thổ cẩm

NGÂN THÀNH 07/12/2024 08:45

Nghệ nhân Trần Thị Kim Hoa, xã Trà Cang (Nam Trà My), sau nhiều năm tìm kiếm, mày mò các phương thức dệt thổ cẩm của dân tộc mình, đã từng bước phục dựng nghề thổ cẩm của người Xê Đăng.

anh 1
Bà Trần Thị Kim Hoa đang chuẩn bị khung dệt để dạy nghề.

Mẹ dệt thổ cẩm và từng làm ra rất nhiều bộ trang phục truyền thống cho dân tộc Xê Đăng, nhưng đến đời mình, bà Hoa lại không còn bộ sắc phục nào để “diện” vào những sự kiện của làng.

anh 2
Bà Hoa hướng dẫn học viên dệt thổ cẩm.

Từng là Chủ tịch Hội phụ nữ xã, nhiều lần bà Hoa đại diện cho người Xê Đăng tham gia nhiều lễ hội, nhưng khi nhập đoàn thì lại bị lẻ loi. Bởi các dân tộc khác, họ khoác trên mình những bộ trang phục truyền thống, còn bà mặc quần áo của người Kinh hoặc mua của các dân tộc khác.

anh 3
Học viên dệt thổ cẩm.

Nhớ những gì mẹ dạy, năm 2015, bà Hoa tự mày mò khôi phục nghề dệt để tự làm cho mình một bộ trang phục. Tiếp đến, bà dệt hàng chục bộ trang phục và cung cấp cho người dân.

anh 4
Học viên say sưa học nghề.

Năm 2018, bà Hoa nghỉ công việc ở xã và được Hội Liên hiệp phụ nữ, Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Nam Trà My mời làm giáo viên giảng dạy để khôi phục nghề dệt truyền thống. Bà tự làm khung dệt và truyền dạy nghề cho hàng trăm người Xê Đăng và Ca Dong ở huyện Nam Trà My.

anh 5
Sau khi được bà Hoa chỉ dạy, một học viên đang hoàn thành tấm thổ cẩm.

“Cách thức dệt của người Xê Đăng và Ca Dong giống nhau, tuy nhiên màu sắc và họa tiết trái ngược. Người Ca Dong mặc trang phục chủ đạo màu vàng, còn Xê Đăng màu đen”, bà Hoa chia sẻ.

anh 6
Mỗi tấm thổ cẩm không còn đúng chất liệu sợi cây bông, thay thế sợi công nghiệp nhưng hoa văn, họa tiết thì vẫn giữ được nét truyền thống.
anh 7
Phụ nữ dân tộc Xê Đăng mang trang phục truyền thống tham gia lễ hội thi giã gạo.
(0) Bình luận
x
Nổi bật Báo Quảng Nam
Mới nhất
Truyền nghề dệt thổ cẩm
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO