(QNO) - Với một vết thương hở cần cầm máu, tất nhiên phải sát khuẩn và băng nó lại. Nhưng, khi tháo băng thì nó dính sát vào vết thương, việc gỡ ra gây đau đớn, và lại rách lớp da mới lành.
Vì vậy, một loại vật liệu mới băng để cầm máu nhưng không dính sát vào vết thương, theo Newatlas thì loại vật liệu này được phát hiện một cách tình cờ.
Các nhà khoa học tại Viện Nghiên cứu ETH, Zurich, Thụy Sĩ và Đại học Quốc gia Singapore đang phát triển lớp phủ siêu thấm nước nhưng không thấm các dịch nhầy khác. Nhờ vậy, máu và các dịch khác không bị dính vào chúng. Và thật bất ngờ khi loại vật liệu mới này có tác dụng hỗ trợ rất tốt cho quá trình đông máu tại chổ để bảo vệ vết thương.
Đó là một lớp phủ bao gồm các sợi nano silicon và carbon được đưa vào đưa vào gạc thông thường để chụp lên vết thương trước khi băng bó, vật liệu mới giúp đẩy lùi máu nhưng tạo ra cục máu đông chỉ sau vài phút tiếp xúc để bít miệng vết thương.
Vật liệu mới lại có thêm tác dụng bất ngờ khác là kháng khuẩn vì vi khuẩn rất khó bám vào bề mặt của chúng.
Newatlas cho biết nguyên mẫu của băng mới đã được thử nghiệm thành công trên chuột, các nhà nghiên cứu đang tiếp tục hoàn thiện công nghệ hơn nữa trước khi áp dụng trên người. Hy vọng đây sẽ là sự khác biệt mang tính cách mạng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe.
TS Athanasisnos Milionis nói: “Với vật liệu siêu thấm nước mới, chúng ta có thể tránh làm rách vết thương khi thay băng. Việc mở băng và làm rách vết thương là một vấn đề lớn vì không chỉ gây đau đớn mà còn dễ bị nhiễm trùng, nhất là trong môi trường bệnh viện”.
Một bài báo về nghiên cứu công nghệ mới này đã được đăng tải trên tạp chí Nature Communications bởi giáo sư Dimos Poulikakos của Viện ETH.