Nông nghiệp - Nông thôn

“Xung lực” cho sản xuất nông nghiệp phát triển

HOÀNG ĐẠO, VĂN TÂY, TUYẾT TRINH 25/01/2025 06:19

(QNO) - Nghị quyết 35 của HĐND tỉnh là chính sách hữu ích, đồng hành cùng nông dân trong xây dựng mô hình kinh tế vườn, kinh tế trang trại theo hướng sản xuất thâm canh và nâng cao chuỗi giá trị kinh tế nông nghiệp.

tit chinh

Nghị quyết 35 của HĐND tỉnh là chính sách hữu ích, đồng hành cùng nông dân trong xây dựng mô hình kinh tế vườn, kinh tế trang trại theo hướng sản xuất thâm canh và nâng cao chuỗi giá trị kinh tế nông nghiệp.

tit phu 1

Cuối năm 2018, ông Nguyễn Ngọc Châu (thôn Vĩnh Bình, xã Tam Thăng, TP.Tam Kỳ) bắt đầu cải tạo khu vườn rộng 3.000m2 với quyết tâm biến nó trở thành một vườn cây trái xum xuê. Ông Châu chia sẻ, thời gian đầu ông gặp nhiều khó khăn khi một mình chăm sóc khu vườn 6 sào đất, nhất là vào mùa nắng nóng, việc tưới tiêu tốn nhiều công sức.

Từ khi biết đến Nghị quyết 35 của HĐND tỉnh, ông đã đăng ký làm hồ sơ với chính quyền xã để được hưởng hỗ trợ. Và khi được “bơm” vốn chính sách, khu vườn cây ăn quả (cam, bưởi, ổi…) của ông Châu đã đầu tư hệ thống giếng khoan bài bản, áp dụng kỹ thuật tưới tiêu hiện đại nên đã tiết kiệm thời gian, công sức, lẫn chi phí sản xuất.

text ông Châu

[VIDEO] - Ông Nguyễn Ngọc Châu (thôn Vĩnh Bình, xã Tam Thăng, TP.Tam Kỳ):

Để đủ điều kiện nhận hỗ trợ từ Nghị quyết 35, gia đình bà Nguyễn Thị Lệ (thôn 6, xã Tiên Thọ, Tiên Phước) đã tiến hành dọn đá chất bờ, trồng các loại cây sầu riêng, măng cụt, bưởi là các loại cây chiến lược trong nông nghiệp của Tiên Phước. Đồng thời, để tăng thu nhập, vợ chồng bà Lệ còn trồng xen ghép ổi và cam để nhanh chóng thu hoạch vì đây là các loại cây ngắn ngày nhanh cho trái.

Sau 8 tháng miệt mài, vợ chồng bà Lệ đã có được mảnh vườn xanh mướt. Và được sự hướng dẫn làm hồ sơ thủ tục từ chính quyền xã Tiên Thọ, gia đình bà đã được hỗ trợ hệ thống tưới, giếng khoan, phân bón, cây giống với tổng số tiền 73 triệu đồng.

anh2.png
Vườn cây ăn quả của gia đình bà bà Nguyễn Thị Lệ.

“Nghị quyết 35 giúp người nông dân giảm được chi phí đầu tư ban đầu khi chọn mô hình phát triển kinh tế vườn. Tôi dự tính khi vườn cây ăn quả cho trái thì sẽ tiến đến phát triển hợp tác xã chế biến các sản phẩm từ nông sản” - bà Lệ nói.

Tại xã Tiên Thọ, thời điểm này có hơn 80 mảnh vườn được hưởng cơ chế Nghị quyết 35 với tổng nguồn vốn hỗ trợ thực hiện hơn 3,1 tỷ đồng. Và nông dân nơi này thường chọn hệ thống tưới bằng giếng khoan, cây giống để xin hỗ trợ vì đặc thù địa hình nơi này không chủ động nước tưới. Đồng thời cùng địa phương hoàn thiện tiêu chí thu nhập, tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn, thủy lợi và phòng chống thiên tai.

anh3.png
Tiên Thọ hiện có hơn 80 vườn được hỗ trợ từ Nghị quyết 35.

“Chúng tôi ưu tiên cho các vườn chưa hưởng các cơ chế, chính sách hỗ trợ hoặc các mảnh vườn chưa có kinh tế cao để hỗ trợ từ Nghị quyết 35. Điều này giúp người dân giảm chi phí đầu tư, yên tâm với mô hình sản xuất của mình” - ông Đinh Công Du - Phó Chủ tịch UBND xã Tiên Thọ nói.

[VIDEO] - Những mảnh vườn xanh tốt ở xã Tiên Thọ:

tit phu 2

Sau các hỗ trợ từ Đề án 03 của UBND huyện Tiên Phước, người nông dân ở vùng trung du này có thêm cơ hội làm trù phú những mảnh vườn khi Nghị quyết 35 của HĐND tỉnh ra đời. Cơ chế hỗ trợ đúng nhu cầu, thủ tục hồ sơ không quá rườm rà nên các chủ vườn đăng ký tham gia nhiều.

Sau 3 năm triển khai từ 2022 - 2024, tổng số phương án đăng ký từ nhân dân được tiếp nhận 1.401 hồ sơ. Qua sàng lọc hồ sơ và kiểm tra thực tế, số hồ sơ đáp ứng quy định được thẩm định phê duyệt là 734 hộ với tổng diện tích thẩm định gần 242ha.

anh4.png
Diện tích vườn ở Tiên Phước được cải tạo, cơ cấu cây trồng hợp lý, đem lại hiệu quả kinh tế.

Và Tiên Phước đã giải ngân hỗ trợ sau đầu tư cho gần 600 hộ gia đình đã hoàn thành phương án với số tiền hơn 21 tỷ đồng. Nhờ tác động của các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại như Đề án 03, Nghị quyết số 35, các dự án liên kết sản xuất... diện tích vườn toàn huyện không ngừng tăng lên.

Phó Chủ tịch UBND huyện Tiên Phước Nguyễn Hùng Anh thông tin, đến nay tổng diện tích vườn của huyện là 6.825ha (tăng 1.145ha so với năm 2020). Diện tích vườn được cải tạo, cơ cấu cây trồng hợp lý, hiệu quả kinh tế là 3.984ha, đạt tỷ lệ 68%. Diện tích các cây trồng chủ lực tăng đáng kể như tiêu 160ha, thanh trà 320ha, lòn bon 350ha, măng cụt 150ha, sầu riêng 64ha, bưởi da xanh 50ha, chuối 1.400ha, cau 640ha, quế 80ha, mít 135ha.

[VIDEO] - Nghị quyết 35 đang giúp hình thành các vùng trồng cây chủ lực:

Tại Đại Lộc, tổng kinh phí thực hiện hỗ trợ theo Nghị quyết 35 là 8,8 tỷ đồng (nguồn ngân sách tỉnh 6,8 tỷ đồng, nguồn vốn đối ứng của người dân 2 tỷ đồng), chủ yếu giúp nông dân đầu tư hệ thống tưới tiên tiến, chỉnh trang vườn, cây giống…

Các loại cây trồng thực hiện nhiều nhất là mít, bưởi, ổi dừa, chè... Nhờ các cơ chế, chính sách hỗ trợ thúc đẩy, số lượng vườn đang sản xuất trên toàn huyện Đại Lộc đến nay trên 250 vườn. Trong đó vườn nhà khoảng 200 vườn, diện tích khoảng 30ha và vườn đồi khoảng 50 vườn, diện tích khoảng 20ha.

anh6.png
Nghị quyết 35 đang giúp cho các địa phương hình thành các vùng trồng lớn, vùng trồng nguyên liệu.
box1.png
tit phu 3

Từ khi Nghị quyết 35 đi vào cuộc sống, Tiên Phước đã hình thành các vùng kinh tế vườn trọng điểm với nhiều mô hình vườn, trang trại điển hình về thu nhập, hiệu quả kinh tế. Theo thống kê, địa phương có 1.528 vườn có tham gia liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, 410 vườn đạt tiêu chí vườn mẫu cấp huyện và vườn xanh - sạch - đẹp - hiệu quả.

Ngoài ra, Tiên Phước có 41/80 trang trại đạt tiêu chí của Bộ NN&PTNT, trong đó, 14 trang trại trồng trọt, 4 trang trại tổng hợp và 23 trang trại chăn nuôi. Dự kiến cuối năm 2025, toàn huyện sẽ đạt 7.000ha diện tích vườn đồi, vườn nhà.

anh7.png
Quảng Nam hướng đến phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại hiện đại, bền vững.

Ông Nguyễn Hùng Anh - Phó Chủ tịch UBND huyện Tiên Phước nói: “Hiệu quả thấy rõ khi giá trị thu nhập từ kinh tế vườn, kinh tế trang trại của Tiên Phước đã tăng từ 120 triệu đồng/ha năm 2020 lên gần 170 triệu đồng/ha năm 2024 và ước đạt 172 triệu đồng/ha vào năm 2025. Chúng tôi phấn đấu giá trị sản xuất kinh tế vườn, kinh tế trang trại chiếm trên 40% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của huyện”.

[VIDEO] - Ông Nguyễn Hùng Anh - Phó Chủ tịch UBND huyện Tiên Phước:

Còn Đại Lộc đặt mục tiêu đến cuối năm 2025, phát triển thêm 70 vườn tương đương diện tích 10ha đối với loại vườn 1.000m2 trở lên. Trong đó sẽ có 10 vườn, 1 trang trại ứng dụng công nghệ cao trong hoạt động sản xuất; 10 vườn tham gia hoạt động du lịch nông nghiệp, 15 vườn có liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Ngoài ra, hình thành 10 vườn áp dụng các tiêu chuẩn VietGAP, Global GAP, 2 sản phẩm từ kinh tế vườn tham gia chương trình OCOP đạt hạng 3 đến 5 sao và giải quyết lao động 300 lao động nông thôn.

anh8.png
Nông thôn Quảng Nam trù phú.

Theo ông Trần Việt Phương - Trưởng phòng NN&PTNT huyện Đại Lộc, địa phương sẽ tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền để người dân tiếp cận được các cơ chế, chính sách về nông nghiệp - nông dân - nông dân; tổ chức các lớp tập huấn chuyên môn, chuyển giao mạnh mẽ ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ trên đồng ruộng và trang trại.

“Nghị quyết 35 là động lực to lớn, đã góp phần thay đổi bộ mặt kinh tế hộ gia đình trên địa bàn. Huyện sẽ hoàn thiện quy hoạch nông thôn để hình thành các vùng sản xuất tập trung, tạo ra khối lượng hàng hóa lớn” - ông Trần Việt Phương nói thêm.

box2.png
tg.png
Nổi bật Báo Quảng Nam
Mới nhất
“Xung lực” cho sản xuất nông nghiệp phát triển
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO