Quy hoạch - Đầu tư

Quảng Nam phát triển chuỗi đô thị liên kết vùng

HOÀNG ĐẠO - VĨNH LỘC 14/03/2024 11:01

Quảng Nam xác định tầm nhìn dài hạn là nâng cao chất lượng các đô thị

tit-chinh.png

(QNO) - Quảng Nam xác định tầm nhìn dài hạn là nâng cao chất lượng các đô thị hiện hữu và đô thị mới, đeo đuổi khát vọng phát triển đô thị xanh, thông minh gắn với bảo tồn giá trị văn hóa và thích ứng với biến đổi khí hậu.

tit-phu_1.png

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Lê Trí Thanh, hiện nay, Quảng Nam có điểm mạnh là chuỗi đô thị cơ bản được hình thành trên nền tảng hạ tầng giao thông khung tương đối đồng bộ gồm các quốc lộ gồm 1A, 14B, 14E, 14G, 40B, đường Hồ Chí Minh... Hình thái phân bố chung là dạng chuỗi đô thị gắn với sông, núi, cửa biển. Không gian quy hoạch đất đô thị hiện tại là 22.639ha, trong đó đất xây dựng đô thị 9.185ha đáp ứng đủ nhu cầu cho xây dựng phát triển đô thị trong giai đoạn tới.

chum-anh_1.png
Hệ thống đô thị hiện hữu của Quảng Nam.

Tuy nhiên, chất lượng đô thị trên địa bàn tỉnh không đồng đều, thiếu động lực phát triển công nghiệp và dịch vụ. Ngoài đô thị Hội An có chức năng chính là du lịch và bảo tồn, các đô thị còn lại chủ yếu giữ chức năng hành chính. So với các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, tỷ lệ đô thị hóa của Quảng Nam còn thấp, tốc độ đô thị hóa chậm hơn. Ngoại trừ 2 thành phố (Tam Kỳ và Hội An) được đầu tư cơ sở hạ tầng tương đối đồng bộ, chất lượng các đô thị trên địa bàn tỉnh khá thấp, quy mô các đô thị còn nhỏ…

chum-anh_2.png
Các đô thị đều nằm trên các trục quốc lộ, trục đường giao thông huyết mạch.

Từ các thách thức trên, Quảng Nam lựa chọn mô hình tổ chức không gian, phát triển hệ thống đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu. Đảm bảo đô thị liên kết tổng thể toàn vùng, tăng cường hợp tác liên kết phát triển giữa các tiểu vùng và địa phương trong vùng. Ngoài ra, tổ chức không gian phát triển đô thị gắn với không gian phát triển kinh tế.

[VIDEO] - Chủ tịch UBND tỉnh Lê Trí Thanh nói về dự địa phát triển các đô thị của Quảng Nam:

Đồ án quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050 đã tính toán phương án tổ chức, phát triển hệ thống các đô thị xanh, sinh thái, gắn với cảnh quan, môi trường tự nhiên; gắn kết hài hòa phát triển giữa đô thị với thúc đẩy liên kết phát triển vùng. Từng bước giảm áp lực cho đô thị cổ Hội An trên cơ sở phát triển không gian đô thị vùng đông thị xã Điện Bàn và các huyện Duy Xuyên, Thăng Bình. Phát triển mạnh thành phố Tam Kỳ trên cơ sở tổ chức sáp nhập hợp lý không gian với huyện Núi Thành, liên kết phát triển với các khu vực xung quanh.

phat-bieu-cua-le-tri-thanh_3(1).png
anh_3.png
Các đô thị vẫn chưa có tính liên kết cao.
tit-phu_2.png

Theo ông Bùi Ngọc Ảnh - Chủ tịch UBND TP.Tam Kỳ, thời gian qua, thành phố đã nhanh chóng thực hiện Chương trình phát triển đô thị Tam Kỳ đến năm 2030 và hoàn thành các đồ án quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2000 đạt 11/12 đồ án.

chum-anh_4.png
Tam Kỳ đang hướng đến mở rộng không gian, trở thành đô thị loại I.
phat-bieu-cua-bui-ngoc-anh(1).png

[VIDEO] - Đô thị Tam Kỳ:

Để nâng cao chất lượng đô thị, Tam Kỳ đã xây dựng 28 tuyến phố văn minh, trong đó có 20 tuyến được công nhận từ năm 2022 và 8 tuyến công nhận mới năm 2024. Xây dựng các công trình hạ tầng khung như hoàn thiện tuyến đường Nguyễn Tất Thành từ cao tốc đến biển, đường nối Điện Biên Phủ đến cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, xây dựng đường Điện Biên Phủ, cầu qua sông Trường Giang, hoàn thiện kè đường Bạch Đằng. Ngoài ra, hạ tầng phục vụ phát triển công nghiệp được triển khai xây dựng nhằm thu hút đầu tư, phát triển kinh tế và thu hút cư dân...

Trong khi đó, thị xã Điện Bàn đang hướng đến vai trò là đô thị trung tâm động lực phía Bắc của tỉnh. Kinh tế đô thị Điện Bàn sẽ chú trọng phát triển công nghiệp, dịch vụ, du lịch dựa trên 3 phương diện chủ đạo gồm: bền vững về xã hội, bền vững về kinh tế và bền vững về môi trường, đảm bảo kết nối hỗ trợ phát triển giữa vùng trung tâm và khu vực ven đô thị, nông thôn. Đồng thời, tạo được bản sắc cho Điện Bàn với tư cách là một đô thị đồng bằng ven biển…

chum-anh_5.png
Điện Bàn sẽ trở thành đô thị động lực.

[VIDEO] - Một góc các đô thị phía bắc của tỉnh:

Cụ thể, Điện Bàn sẽ quy hoạch thành 10 khu vực phát triển, trong đó có các phân khu quan trọng như phân khu khu đô thị ven biển, khu đô thị Điện Nam - Điện Ngọc, khu đô thị Tây 607, khu Phong Thử và phân khu Gò Nổi…

phat-bieu-cua-tran-uc(1).png
Box_Emagazine_Định vị QN_baoquangnam.vn
Infogram
chum-anh_6.png
: Các đô thị phía bắc sẽ tăng tính liên kết.
tit-phu_3.png

Trong số 25 đô thị trên địa bàn tỉnh đã và sẽ hình thành, hầu hết có tiềm năng, lợi thế và dư địa lớn để phát triển du lịch. Nếu như 2 đô thị Hội An, Điện Bàn hoạt động du lịch đã xuất hiện từ khá sớm, đóng vai trò trung tâm du lịch của tỉnh thì tại một số đô thị tương lai như Duy Nghĩa - Duy Hải (Duy Xuyên) hay Bình Minh (Thăng Bình)… đang dần trở thành “thỏi nam châm” thu hút các dự án lớn vào đầu tư.

Trong đó, việc xuất hiện các “siêu dự án” như Khu nghỉ dưỡng Nam Hội An có diện tích 985,6ha, tổng vốn đầu tư 4 tỷ USD hay Khu phức hợp du lịch nghỉ dưỡng Vinpearl Nam Hội An diện tích 200ha, vốn đầu tư khoảng 5.000 tỷ đồng đã tạo nên diện mạo mới cho các đô thị vùng đông của tỉnh, khởi đầu cho hàng loạt dự án du lịch cao cấp đầu tư xây dựng dọc theo cung đường ven biển Quảng Nam từ Điện Bàn đến Núi Thành.

chum-anh_7.png
Các đô thị đều có tài nguyên du lịch phong phú.

Ông Nguyễn Thanh Hồng - Giám đốc Sở VH-TT&DL cho biết, du lịch Quảng Nam được quy hoạch theo 4 không gian dựa trên những giá trị và sự phân bố các nguồn tài nguyên, kết cấu hạ tầng và nhu cầu của khách. Cụ thể, không gian phát triển du lịch văn hóa lịch sử gồm khu đền tháp Mỹ Sơn, phố cổ Hội An gắn với Cù Lao Chàm nhằm khai thác thế mạnh du lịch văn hoá tham quan di tích, du lịch nghiên cứu văn hóa kết hợp với du lịch trải nghiệm. Không gian phát triển du lịch ven biển Duy Xuyên - Thăng Bình kết nối không gian du lịch Hội An trên cơ sở phát huy các giá trị tự nhiên sông, biển.

Ngoài ra, định hướng sẽ xây dựng các trung tâm trung tâm thương mại, các khu vui chơi giải trí và các khu nghỉ dưỡng, các công trình thể thao tiêu chuẩn Olympic. Không gian phát triển du lịch sinh thái kết hợp tìm hiểu bản sắc văn hóa các dân tộc miền núi phía Tây của tỉnh. Không gian phát triển du lịch nông thôn ở những khu vực có điều kiện…

phat-bieu-cua-nguyen-thanh-hong(1).png
tit-phu_4.png
Chủ tịch UBND tỉnh Lê Trí Thanh cho biết, tỉnh sẽ sớm xây dựng, hoàn thiện và nâng cao chất lượng quy hoạch chi tiết các phân khu chức năng, quy hoạch chi tiết và thiết kế đô thị ở các khu vực trung tâm, ở các trục giao thông mới. Đồng thời, việc chỉnh trang đô thị ở các khu vực xa trung tâm, khu vực nông thôn cần phải gắn kết hài hòa với quy hoạch các đô thị vùng trung tâm và quy hoạch xây dựng nông thôn mới.
chum-anh_8.png
Đô thị thông minh và xanh là định hình cho bản sắc đô thị của Quảng Nam.

Xây dựng lộ trình thích hợp để mở rộng ranh giới các đô thị, nâng hạng đô thị, sau khi đã tiến hành xây dựng, nâng cấp chất lượng hạ tầng đô thị tại các khu ở nông thôn giáp cận với ranh giới đô thị. Thường xuyên cập nhật và công bố công khai định hướng phân khu chức năng ở các khu vực đô thị và nông thôn để người dân và doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận thông tin và giám sát việc thực hiện.

Đồng thời, phát triển các đô thị xanh, sinh thái, gắn với cảnh quan, môi trường tự nhiên có hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị đồng bộ, hiện đại và thông minh.

[VIDEO] - Chủ tịch UBND tỉnh Lê Trí Thanh nói về định hướng phát triển hệ thống các đô thị:

phat-bieu-cua-le-tri-thanh_2.png

Thực hiện: HOÀNG ĐẠO - VĨNH LỘC
Đồ họa: NGUYỄN TUẤN

(0) Bình luận
Nổi bật Báo Quảng Nam
Mới nhất
Quảng Nam phát triển chuỗi đô thị liên kết vùng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO