Khoa học - Công nghệ

7 NHÓM NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ, ĐỔI MỚI SÁNG TẠO VÀ CHUYỂN ĐỔI SỐ QUỐC GIA

HƯƠNG GIANG (tranhuuphucbqn@gmail.com)17/04/2025 14:37

(QNO) - Chính phủ ban hành Nghị quyết số 71/NQ-CP sửa đổi, bổ sung cập nhật Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

67e10210-a9fc-4a9f-a226-d22278185e3b.png
Ảnh tạo bởi AI.
an-toan-thong-tin(1).jpg
Lãnh đạo tỉnh Quảng Nam dự khánh thành, đưa Trung tâm tích hợp dữ liệu tỉnh (DC), Mạng diện rộng (SDWAN) và Trung tâm giám sát an toàn thông tin tỉnh vào ngày 9/10/2023. Ảnh: VINH ANH
Mỹ Sơn là một trong những đơn vị đi tiên phong trong công tác chuyển đổi số ở Duy Xuyên. Ảnh: Báo Quảng Nam.
Mỹ Sơn là một trong những đơn vị đi tiên phong trong công tác chuyển đổi số ở Duy Xuyên. Ảnh: Báo Quảng Nam.
dsc_0323.jpg
Lãnh đạo tỉnh tham quan Trung tâm DC tỉnh. Ảnh: TÂM ĐAN
dsc_7302.jpg
Tham quan phòng học STEM tại Trường THCS Lý Tự Trọng (Tam Kỳ). Ảnh: X.P
Đoàn xã Duy Sơn (Duy Xuyên) phát huy hiệu quả mô hình “Chuyến xe cải cách hành chính”. Ảnh: H.N
Đoàn xã Duy Sơn (Duy Xuyên) phát huy hiệu quả mô hình “Chuyến xe cải cách hành chính”. Ảnh: H.N
1(1).jpg
Quang cảnh chương trình tọa đàm về chuyển đổi số trong doanh nghiệp do UBND TP.Tam Kỳ tổ chức vào tháng 10/2024. Ảnh: PHAN VINH
02cedbbc-4780-4478-a845-f684645dd15a(1).png
Ảnh minh họa tạo bởi AI.

1. Nâng cao nhận thức, đột phá về đổi mới tư duy, xác định quyết tâm chính trị mạnh mẽ, quyết liệt lãnh đạo, chỉ đạo, tạo xung lực mới, khí thế mới trong toàn xã hội về phát triển khoa học, công nghệ (KH-CN), đổi mới sáng tạo (ĐMST) và chuyển đổi số (CĐS) quốc gia.

Xây dựng, trình ban hành và tổ chức triển khai chương trình tuyên truyền thường xuyên, sâu rộng về nội dung Nghị quyết số 57-NQ/TW theo hướng: đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền thông qua báo chí, phát thanh, truyền hình, các nền tảng số, mạng xã hội và các phương tiện điện tử khác; cụ thể hóa nội dung tuyên truyền cho từng nhóm đối tượng người dân, doanh nghiệp, chính quyền các cấp; kế hoạch tuyên truyền phải có mục tiêu, có bộ tiêu chí đánh giá cụ thể, định kỳ đo lường và công bố kết quả.

Xây dựng, ban hành quy định trách nhiệm người đứng đầu các cơ quan nhà nước trực tiếp phụ trách, chỉ đạo triển khai nhiệm vụ phát triển KH-CN, ĐMST, CĐS của cơ quan, tổ chức; quy định về trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hiện kế hoạch hành động về phát triển KH-CN, ĐMST, CĐS hằng năm.

Rà soát, sửa đổi quy định về khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung theo hướng bổ sung, điều chỉnh để phát huy tinh thần sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong phát triển KH-CN, ĐMST, CĐS theo tinh thần Nghị quyết số 57-NQ/TW.

Phát động phong trào thi đua trong toàn quốc để phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, sự tham gia tích cực của doanh nhân, doanh nghiệp và Nhân dân thực hiện thành công cuộc cách mạng CĐS. Chú trọng biểu dương, tôn vinh, khen thưởng khích lệ, động viên kịp thời bằng nhiều hình thức đa dạng cho các nhà khoa học, nhà sáng chế, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có thành tích trong CĐS; trân trọng từng phát minh, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, sáng kiến nâng cao hiệu quả công tác, hiệu suất công việc, dù nhỏ nhất…

2. Khẩn trương, quyết liệt hoàn thiện thể chế; xóa bỏ mọi tư tưởng, quan niệm, rào cản đang cản trở sự phát triển; đưa thể chế thành một lợi thế cạnh tranh trong phát triển KH-CN, ĐMST, CĐS quốc gia.

Rà soát, tháo gỡ các điểm nghẽn, rào cản về thể chế, chính sách trong phát triển KH-CN, ĐMST, CĐS và nguồn nhân lực chất lượng cao; hoàn thiện quy định pháp luật để bảo đảm hành lang pháp lý cho hoạt động của mọi ngành, lĩnh vực trên môi trường số.

Xây dựng, ban hành quy định cải cách về cơ chế tài chính trong thực hiện nhiệm vụ KH-CN, ĐMST, CĐS; đơn giản hóa tối đa hồ sơ, thủ tục quản lý sử dụng và thanh quyết toán đối với hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và CĐS, giao quyền tự chủ trong sử dụng kinh phí nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ; Có chính sách bảo hộ sở hữu trí tuệ gắn với cơ chế chia sẻ lợi ích từ kết quả nghiên cứu, ứng dụng.

Sửa đổi quy định pháp luật để tháo gỡ điểm nghẽn trong hoạt động KH-CN và ĐMST theo hướng chấp nhận rủi ro, đầu tư mạo hiểm và độ trễ trong nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, ĐMST.

Xây dựng Đề án cơ chế thí điểm để doanh nghiệp thử nghiệm công nghệ mới, mô hình kinh doanh mới có sự giám sát của Nhà nước, hoàn thiện chính sách miễn trừ trách nhiệm đối với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong trường hợp thử nghiệm công nghệ mới, mô hình kinh doanh mới mà có thiệt hại về kinh tế do nguyên nhân khách quan…

3. Tăng cường đầu tư, hoàn thiện hạ tầng cho KH-CN, ĐMST, CĐS quốc gia.

Phát triển mạng lưới kết nối các trung tâm đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp sáng tạo, tập trung vào các công nghệ chiến lược và chuyển đổi số. Thực hiện các chương trình, dự án thúc đẩy các lĩnh vực công nghệ, ĐMST trọng tâm của Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia. Phấn đấu đến năm 2030, có ít nhất 5 dự án, chương trình trong lĩnh vực bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, công nghệ số, nhà máy thông minh, đô thị thông minh,... được triển khai.

Xây dựng, triển khai Chương trình phát triển kinh tế số, xã hội số với các mục tiêu được lượng hóa cụ thể; giao trách nhiệm người đứng đầu các đơn vị trực tiếp phụ trách, chỉ đạo; xây dựng bộ tiêu chí đánh giá; định kỳ đo lường, công bố công khai kết quả; đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ dựa trên kết quả phát triển kinh tế số, xã hội số.

Hoàn thiện hành lang pháp lý đẩy mạnh ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong các giải pháp phát triển các ứng dụng công nghệ số trong ngành, lĩnh vực, địa phương, gắn với công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực bảo đảm theo hướng đi tắt, đón đầu…

4. Phát triển, trọng dụng nhân lực chất lượng cao, nhân tài đáp ứng yêu cầu phát triển KH-CN, ĐMST, CĐS quốc gia.

Thực hiện đồng bộ các giải pháp tăng cường giáo dục và hướng nghiệp STEM, thu hút học sinh giỏi theo học các ngành STEM; xây dựng và triển khai các chính sách phát hiện và bồi dưỡng tài năng STEM từ sớm, quy hoạch và đầu tư nâng cấp, mở rộng hệ thống trường chuyên, trường năng khiếu về khoa học tự nhiên.

Triển khai các chương trình đào tạo kỹ sư, thạc sĩ và tiến sĩ tài năng trong các ngành khoa học cơ bản, các ngành kỹ thuật và công nghệ then chốt phục vụ phát triển công nghệ chiến lược; các chương trình đào tạo, đào tạo lại đội ngũ kỹ thuật viên, đào tạo nghề chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu ứng dụng công nghệ mới, công nghệ cao. Tập trung đầu tư xây dựng một số cơ sở giáo dục đại học, trung tâm đào tạo tiên tiến chuyên sâu về trí tuệ nhân tạo và các lĩnh vực công nghệ chiến lược khác.

Xây dựng, ban hành cơ chế đặc biệt về nhập quốc tịch, sở hữu nhà, đất, thu nhập, môi trường làm việc nhằm thu hút, trọng dụng, giữ chân các nhà khoa học đầu ngành, các chuyên gia, các “tổng công trình sư” trong và ngoài nước có khả năng tổ chức, điều hành, chỉ huy, triển khai các nhiệm vụ trọng điểm quốc gia về KH-CN, ĐMST, CĐS, phát triển công nghệ trí tuệ nhân tạo và đào tạo nguồn nhân lực.

Rà soát, xây dựng chính sách thu hút, tuyển dụng và đãi ngộ nhân lực chuyển đổi số, lực lượng chuyên trách bảo đảm an toàn, an ninh mạng làm việc tại các cơ quan nhà nước, đảm bảo đủ về số lượng, chất lượng, phù hợp theo đặc thù lĩnh vực, vùng, miền…

5. Đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng KH-CN, ĐMST trong hoạt động của các cơ quan trong hệ thống chính trị; nâng cao hiệu quả quản trị quốc gia, hiệu lực quản lý nhà nước trên các lĩnh vực, bảo đảm quốc phòng và an ninh

Đẩy mạnh ứng dụng KH-CN để xây dựng các cơ sở khoa học nhằm trợ giúp việc ra quyết định trong hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước; Xây dựng mô hình Trung tâm giám sát điều hành thông minh nhằm tăng cường quản lý công, nâng cao hiệu lực quản trị, hiệu quả điều hành của các cấp chính quyền; thực hiện chỉ đạo, điều hành của cơ quan nhà nước trực tuyến, dựa trên dữ liệu; nâng cao tương tác giữa chính quyền và người dân giúp giảm quan liêu của bộ máy nhà nước; giám sát trực tuyến và toàn diện, kịp thời cảnh báo, phát hiện sớm để phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí.

Xây dựng, triển khai Chương trình phát triển Chính phủ số với các mục tiêu được lượng hóa cụ thể; giao trách nhiệm người đứng đầu các đơn vị trực tiếp phụ trách, chỉ đạo; xây dựng bộ tiêu chí đánh giá; định kỳ đo lường, công bố công khai kết quả; đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ dựa trên kết quả phát triển Chính phủ số.

Nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình; cung cấp dịch vụ số mới được cá nhân hóa, dựa trên dữ liệu cho người dân và doanh nghiệp; cắt giảm đơn giản hóa tối đa thủ tục hành chính, thời gian giải quyết, chi phí tuân thủ thủ tục hành chính; đổi mới toàn diện việc giải quyết thủ tục hành chính, thực hiện thủ tục hành chính không phụ thuộc vào địa giới hành chính; tăng cường chỉ đạo điều hành, giám sát đánh giá chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công dựa trên dữ liệu và trách nhiệm giải trình của cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền trong phục vụ nhân dân; Nghiên cứu, phát triển Cổng Dịch vụ công quốc gia tại Trung tâm dữ liệu quốc gia trở thành “một cửa số” tập trung, duy nhất của quốc gia theo Nghị quyết số 66/NQ-CP ngày 26/3/2025 của Chính phủ về Chương trình cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh năm 2025 và 2026…

6. Thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động KH-CN, ĐMST, CĐS trong doanh nghiệp

Rà soát, xây dựng chính sách ưu đãi, khuyến khích các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, hộ kinh doanh đầu tư cho CĐS, nghiên cứu, ứng dụng khoa học, đổi mới công nghệ để nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, quản trị doanh nghiệp.

Rà soát, xây dựng chính sách ưu đãi, khuyến khích các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, hộ kinh doanh đầu tư cho CĐS, nghiên cứu, ứng dụng khoa học, đổi mới công nghệ để nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, quản trị doanh nghiệp.

Tổ chức thực hiện các giải pháp để thúc đẩy việc chuyển giao tri thức, đào tạo nhân lực KH-CN, ĐMST thông qua doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI); Xây dựng các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp công nghệ trong nước đầu tư ra nước ngoài.

Xây dựng quy định về lập các cơ sở nghiên cứu chính sách về công nghệ số, CĐS tại các doanh nghiệp để nghiên cứu, ứng dụng, hợp tác chuyển giao những thành tựu công nghệ số hiện đại từ nước ngoài vào trong nước; Lập các cơ sở nghiên cứu chính sách về công nghệ số và chuyển giao những thành tựu công nghệ số hiện đại từ nước ngoài vào trong nước.

Cập nhật, hoàn thiện bộ tiêu chí đánh giá mức độ CĐS doanh nghiệp và triển khai các chương trình hỗ trợ, thúc đẩy doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, hộ kinh doanh CĐS.

Xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp công nghệ số, tổ chức, cá nhân có năng lực, thực hiện các nhiệm vụ trọng điểm về CĐS; chính sách hỗ trợ, phát triển các doanh nghiệp công nghệ số khai thác tốt thị trường CĐS trong nước vươn ra toàn cầu; thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa…

7. Tăng cường hợp tác quốc tế trong phát triển KH-CN, ĐMST, CĐS

Đẩy mạnh hợp tác quốc tế đa phương, song phương với các quốc gia, vùng lãnh thổ, các tập đoàn đa quốc gia có trình độ KH-CN, CĐS phát triển, các tổ chức quốc tế, các viện nghiên cứu hàng đầu thế giới về KH-CN, ĐMST; Học tập kinh nghiệm quốc tế, kịp thời ứng dụng các thành tựu, kinh nghiệm quốc tế phù hợp với thực tiễn và điều kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội Việt Nam; Đẩy mạnh ngoại giao công nghệ, thu hút các nguồn lực bên ngoài, góp phần đảm bảo an ninh kinh tế, nâng cao tự chủ về công nghệ.

Tích cực, chủ động tham gia định hình các khuôn khổ, quy tắc, quản trị về KH-CN, ĐMST, CĐS trong các cơ chế hợp tác đa phương; nghiên cứu khả năng tham gia các cơ chế, sáng kiến hợp tác mới về KH-CN, ĐMST, CĐS.

Xây dựng Đề án Việt Nam chủ động tham gia vào các tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế. Có cơ chế xây dựng đội ngũ chuyên gia tham gia vào các vị trí lãnh đạo các tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế, tham gia các ban kỹ thuật tiêu chuẩn của một số lĩnh vực liên quan đến phát triển công nghệ chiến lược.

Tích cực tham gia, cử các nhà khoa học tham gia vào các tổ chức khoa học và công nghệ quốc tế trên thế giới, đặc biệt là các tổ chức khoa học và công nghệ của Liên hợp quốc.

NỘI DUNG: HƯƠNG GIANG (tranhuuphucbqn@gmail.com)

TRÌNH BÀY: MINH TẠO

(0) Bình luận
Nổi bật Báo Quảng Nam
Mới nhất
7 NHÓM NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ, ĐỔI MỚI SÁNG TẠO VÀ CHUYỂN ĐỔI SỐ QUỐC GIA
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO