Công an công bố 18 tài khoản nhận chuyển tiền lừa đảo trên mạng xã hội

XUÂN MAI 28/03/2023 14:41

(QNO) - Cục Cảnh sát hình sự (Bộ Công an) đang phối hợp các địa phương điều tra vụ án hình sự “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” trên không gian mạng xảy ra ở nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước. Đồng thời cảnh báo đến người dân các phương thức, thủ đoạn lừa đảo.

ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Theo cơ quan công an, phương thức, thủ đoạn và thời gian mà các đối tượng tiến hành lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau:

Từ tháng 3/2022 đến tháng 7/2022, thông qua mạng internet, các đối tượng đăng bài tuyển cộng tác viên làm việc online trên các sàn thương mại điện tử giả mạo Shopee, Lazada, Tiki... để được hưởng hoa hồng từ 12 đến 15% giá trị mỗi đơn hàng. Sau khi bị hại liên hệ thì được đối tượng gửi link web giả mạo Shopeemall để lập tài khoản, chuyển tiền đến các tài khoản ngân hàng đối tượng cung cấp để tạo mua đơn hàng có sẵn để được hưởng hoa hồng.

Từ tháng 7/2022 đến tháng 1/2023, đối tượng gọi điện lôi kéo, dụ dỗ bị hại tham gia theo dõi Tiktok, nghe nhạc MP3 để được trả công từ 10.000 đồng đến 50.000 đồng/lần. Lập tài khoản trên một trong các trang web Corona, Goruurl.com, SX38.com, ua8wglfq.com (các trang web này có giao diện giống với trang web đánh bạc trực tuyến trên mạng internet, máy chủ đặt tại Campuchia). Đặt cược các lệnh tài/xỉu hoặc chẵn/lẻ để được hưởng hoa hồng từ 30% đến 65% trên tổng số tiền mỗi lần đặt cược.

Sau mỗi lần bị hại chuyển tiền đến tài khoản ngân hàng đối tượng cung cấp sẽ được đối tượng gửi qua Telegram một hợp đồng cam kết khách hàng tên Công ty CP Tài chính HANDICO hoặc Công ty Tài chính TNHH MB SHINSEL cam kết bảo hiểm an toàn 100% vốn cho bị hại.

Sau đó, đối tượng hướng dẫn bị hại liên hệ qua Telegram gặp chuyên gia để được hướng dẫn đặt cược.

Ban đầu với số tiền ít, đối tượng cho bị hại rút tiền về tài khoản ngân hàng, khi bị hại chuyển số tiền lớn và yêu cầu rút tiền thì đối tượng tạo ra nhiều lý do như sai số tài khoản ngân hàng, đặt cược sai lệnh... không cho bị hại rút tiền. Đối tượng dụ dỗ bị hại chuyển thêm tiền để được rút số tiền có trong tài khoản, khi bị hại không còn khả năng chuyển thêm tiền thì chặn liên lạc, xóa tài khoản.

Các đối tượng sử dụng 18 tài khoản mở tại các ngân hàng cung cấp cho bị hại chuyển tiền vào để chiếm đoạt, gồm:

- 8017041054066 - Đoàn Thị Nhật Trinh - Ngân hàng Bản Việt;

- 100015941 - Cao Vũ Minh Hiếu - Ngân hàng Eximbank;

- 0949244275 - Đào Minh Hưng - Ngân hàng Eximbank;

- 100015677 - Nguyễn Thị Linh - Ngân hàng Eximbank; 

- 121704070008027 - Nguyễn Huy Vũ - Ngân hàng HDbank;

- 0927015933 - Đoàn Thị Nhật Trinh - Ngân hàng MB;

- 04201016995715 - Cao Vũ Minh Hiếu - Ngân hàng MSB;

- 04301013956240 - Nguyễn Thị Linh - Ngân hàng MSB;

- 29086013567777 - Trần Anh Phương - Ngân hàng MSB;

- 104000969563 - Đoàn Thị Nhật Trinh - PV Combank;

- 49864542950 - Nguyễn Thị Linh - Ngân hàng SCB;

- 1020563830 - Đào Minh Hưng - Ngân hàng SHB;

- 1020537138 - Nguyễn Huy Vũ - Ngân hàng SHB;

- 1020623712 - Trần Anh Phương - Ngân hàng SHB;

- 19035803064015 - Nguyễn Tiến Sang - Ngân hàng Techcombank;

- 05670015101 - Đoàn Thị Nhật Trinh - Ngân hàng TPbank;

- 1026773428 - Nguyễn Thị Anh Thư - Vietcombank;

 - 1021730962 - Trần Nguyễn Kỳ Duyên - Vietcombank;

Công an Quảng Nam thông tin để người dân cảnh giác với thủ đoạn, phương thức lừa đảo nói trên.

Đồng thời thông báo người dân nào từng chuyển tiền vào một trong 18 tài khoản ngân hàng nêu trên thì trình báo với cơ quan công an gần nhất để phối hợp phục vụ công tác điều tra.

(0) Bình luận
x
Nổi bật Báo Quảng Nam
Mới nhất
Công an công bố 18 tài khoản nhận chuyển tiền lừa đảo trên mạng xã hội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO