Bàn giải pháp chuyển đổi số ngành nông nghiệp

TÂM ĐAN |

(QNO) - Sở NN&PTNT vừa tổ chức hội thảo “Giải pháp thực hiện chuyển đổi số (CĐS) ngành nông nghiệp Quảng Nam”. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Quang Bửu đến dự.

Quang cảnh hội thảo. Ảnh: V.A
Quang cảnh hội thảo. Ảnh: V.A

Các tham luận tại hội thảo đã chia sẻ thông tin, kinh nghiệm và giải pháp thực hiện CĐS ngành nông nghiệp Quảng Nam như: vấn đề nâng cao nhận thức CĐS; lựa chọn ứng dụng công nghệ số phù hợp với điều kiện, tập quán sản xuất, khí hậu, đất đai, thổ nhưỡng trên địa bàn Quảng Nam; thể chế, nguồn lực tài chính để thực hiện CĐS; phát triển hạ tầng, nền tảng, dữ liệu và nhân lực CĐS...

Phát biểu tại hội thảo, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Quang Bửu khẳng định, ngành nông nghiệp của tỉnh đang đi đúng hướng khi xác định đầy đủ, rõ ràng vai trò, nhiệm vụ, mục tiêu cụ thể đối với các chủ thể tham gia lộ trình CĐS, bao gồm Nhà nước, doanh nghiệp và người nông dân.

 
 Ngành nông nghiệp cần CĐS mạnh mẽ nhằm nâng cao giá trị sản xuất. Ảnh: V.A

Để thực hiện CĐS ngành nông nghiệp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Quang Bửu lưu ý ngành nông nghiệp tích cực xây dựng hệ thống dữ liệu của ngành đảm bảo nguyên tắc “đúng, đủ, sạch, sống” và kết nối, liên thông với hệ thống cơ sở dữ liệu của bộ, ngành trung ương, của tỉnh. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số, nền tảng số, tự động hóa quy trình sản xuất, thu hoạch, chế biến; xây dựng nhật ký điện tử, số hóa dữ liệu vùng trồng, truy xuất nguồn gốc... các sản phẩm nông nghiệp của tỉnh...

Theo ông Trương Xuân Tý - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT, theo Quyết định số 749 ngày 3.6.2020 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình CĐS quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, ngành nông nghiệp được xác định là một trong 8 ngành, lĩnh vực ưu tiên thực hiện CĐS.

 
Thúc đẩy thương mại điện tử là yếu tố quan trọng trong CĐS nông nghiệp. Ảnh: V.A

CĐS ngành nông nghiệp được triển khai dựa trên các quan điểm: chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng, đa dạng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh nông sản và phù hợp với yêu cầu của thị trường. 

Phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu; ứng dụng công nghệ số trong quản lý chất lượng, truy xuất nguồn gốc, chỉ dẫn địa lý; hướng dẫn, khuyến khích thực hiện thương mại điện tử trong nông nghiệp; tăng tỷ trọng của nông nghiệp công nghệ số trong nền kinh tế.

Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu ngành về đất đai, cây trồng, vật nuôi, thủy sản, thổ nhưỡng, khí hậu, thị trường… phục vụ cho quá trình CĐS của ngành nông nghiệp.

TAGS

Khởi nghiệp từ nông nghiệp hữu cơ

NGUYỄN QUANG |

Nhiều người trẻ tuổi đã bày tỏ ngưỡng mộ với anh Nguyễn Quốc Tuấn và chị Diệp Thị Thảo Trang bởi họ đều tốt nghiệp đại học, sau đó là cao học ở Học viện Chính trị - hành chính quốc gia tại TP.Hồ Chí Minh, đã có công việc ổn định với thu nhập khá nhưng dám nghĩ dám làm, dấn thân vào địa hạt mới…

[eMagazine] - Chạm vào nền nông nghiệp 4.0

SỰ THỰC - T. CÔNG – Q. TUẤN – V.ANH |

(QNO) - Quảng Nam định hướng phát triển nông nghiệp hiện đại, toàn diện và bền vững, trong đó đẩy nhanh ứng dụng công nghệ cao để tăng nhanh giá trị và lợi nhuận. Quyết tâm chạm vào nền nông nghiệp 4.0, nhiều mô hình tiếp cận, ứng dụng công nghệ cao, chuyển đổi số ra đời, nhưng con đường phía trước vẫn còn không ít gian nan…

Hội thảo Ứng dụng năng lượng mặt trời trong sản xuất nông nghiệp

TÂM ĐAN |

(QNO) - Sáng nay 11.8, UBND xã Tam Ngọc (TP.Tam Kỳ) phối hợp với Công ty TNHH TM&DV Phú Hiển Lighting tổ chức hội thảo Ứng dụng năng lượng mặt trời trong sản xuất nông nghiệp, với sự tham dự đại diện Trung tâm Khuyến công và xúc tiến thương mại Quảng Nam và gần 50 hộ dân trên địa bàn.