Xã hội

Ở lại với đồng bào

Hồ Trần Minh Quân, Nguyễn Lê Anh Tuấn 12/02/2024 17:00

Hoàn thành nhiệm vụ hai năm tăng cường đến các xã biên giới của tỉnh Quảng Nam, nhiều đồng đội đã trở về xuôi, song Đại úy Nguyễn Anh Tuấn vẫn chọn ở lại với A Xan (huyện Tây Giang). Bởi người chiến sĩ nặng nghĩa tình này thấy còn nhiều việc chưa kịp làm để giúp đồng bào Cơ Tu nơi đây.

tit-chinh(1).png

(QNO) - Hoàn thành nhiệm vụ hai năm tăng cường đến các xã biên giới của tỉnh Quảng Nam, nhiều đồng đội đã trở về xuôi, song Đại úy Nguyễn Anh Tuấn vẫn chọn ở lại với A Xan (huyện Tây Giang). Bởi người chiến sĩ nặng nghĩa tình này thấy còn nhiều việc chưa kịp làm để giúp đồng bào Cơ Tu nơi đây.

tit-phu_1(2).png

Căn phòng nhỏ trong khuôn viên trụ sở UBND xã A Xan là nơi làm việc của 5 chiến sĩ công an xã, trong đó 4 chiến sĩ công an chính quy là người địa phương, còn Đại úy Nguyễn Anh Tuấn quê tận Quảng Bình, được Bộ Công an điều động tăng cường đến các xã vùng biên giới Quảng Nam từ năm 2021.

Hơn 2 năm, khoảng thời gian không đủ dài để Đại úy Nguyễn Anh Tuấn nắm chắc địa bàn, hòa nhịp với môi trường làm việc mới, nhất là vùng biên xa xôi, điều kiện còn nhiều khó khăn. Với tinh thần và ý chí được rèn giũa qua nhiều năm công tác, cùng trách nhiệm trên vai giúp Đại úy Tuấn vượt khó, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao phó.

chum-anh_1_3.png
Đại úy Tuấn nỗ lực làm việc, phục vụ người dân.

Đại úy Tuấn kể, vào ngành năm 2009, anh nhận nhiệm vụ tại Trung đoàn Cảnh sát cơ động Nam Trung Bộ (đóng tại Quy Nhơn, Bình Định). Tiếp đó, năm 2021, nhận lệnh điều động của Bộ Công an đến xã biên giới A Xan (huyện Tây Giang, Quảng Nam), anh vô cùng hào hứng, song cũng nhiều lo lắng... Với anh, A Xan là miền đất còn quá lạ lẫm. Vài thông tin tự tìm hiểu thêm trên mạng và báo chí về xã vùng biên giới này là “hành trang” trước ngày lên đường nhận nhiệm vụ.

Một ngày cuối năm 2021, A Xan đón Đại úy Nguyễn Anh Tuấn trong cơn mưa lất phất, gió se lạnh. Sau một khoảng thời gian khá dài ảnh hưởng của Covid-19, nơi đây còn vắng vẻ. Chút bỡ ngỡ, lạ lẫm của Đại úy Tuấn nhanh chóng được khỏa lấp nhờ sự quan tâm của các cấp lãnh đạo và tình đồng chí trong đơn vị. Cơ sở vật chất và điều kiện làm việc cũng được cải thiện đáng kể giúp anh nhanh chóng hòa nhập môi trường mới và tập trung công tác.

phat-bieu-cua-anh-zo-ram-cheo(2).png

“Trước khi lên A Xan, tôi có thời gian dài làm việc trong Ban Tham mưu chính trị của Trung đoàn Cảnh sát cơ động Nam Trung Bộ. Nay được công an xã giao nhiệm vụ xử lý văn bản, giấy tờ, nhất là các nhiệm vụ chuyển đổi số của ngành, tôi không mất quá nhiều thời gian để thích ứng với công việc chuyên môn này” - Đại úy Tuấn nói.

chum-anh_4_6.png
Đại úy Tuấn sâu sát địa phương, nắm bắt đời sống người dân.

Đơn vị có 5 người thì 2 đồng chí được cử đi học nên công việc dồn hết cho 3 người còn lại. Ngoài thời gian xử lý văn bản tại trụ sở, Đại úy Tuấn kiêm thêm nhiệm vụ tuần tra, nắm địa bàn, xây dựng nguồn tin, tuyên truyền chính sách pháp luật đến đồng bào Cơ Tu. Khác biệt về văn hóa và ngôn ngữ là những khó khăn đầu tiên mà anh đối mặt.

[VIDEO] - Đại úy Tuấn sâu sát đời sống người dân A Xan:

Không để rào cản này ảnh hưởng nhiệm vụ, anh xuống địa bàn nhiều hơn, trò chuyện với già làng, người có uy tín, trưởng thôn, trưởng bản. Thấy bà con làm rẫy, trồng cây hay dựng nhà, anh cũng xắn tay áo vào làm cùng. Anh dành thời gian tìm hiểu đời sống bà con và học thêm tiếng Cơ Tu để gần gũi đồng bào hơn. Thương chiến sĩ công an từ nơi xa đến, bà con dành cho anh nhiều tình cảm như một người con của bản làng. Khoảng ngày càng xích gần lại hơn, vốn kiến thức, văn hóa bản địa tích lũy cứ thế ngày thêm nhiều hơn.

phat-bieu-cua-nguyen-anh-tuan(1).png
anh_7.png
Đại úy Tuấn hướng dẫn người dân sử dụng bình chữa cháy.
tit-phu_2.png
anh_10.png
A Xan như quê hương thứ 2 của Đại úy Tuấn.

Vợ con, người thân của Đại úy Nguyễn Anh Tuấn đều Quảng Bình. Hằng năm, những chuyến đi phép về thăm nhà không nhiều, nỗi mong mỏi bên vợ con và người thân không lúc nào nguôi… Song, điều bất ngờ là khi kết thúc thời gian điều động, anh đề đạt nguyện vọng tiếp tục ở lại công tác ở xã biên giới A Xan. Anh Tuấn chia sẻ, thời hạn Bộ Công an tăng cường lên các xã biên giới là 2 năm, trong cùng đợt với anh Tuấn, 13 chiến sĩ đã nhận được lệnh điều động về lại các đơn vị trực thuộc bộ. Riêng anh được chấp thuận nguyện vọng tiếp tục ở lại Quảng Nam.

phat-bieu-cua-ho-van-nhia.png

[VIDEO] - Đại úy Alăng Mom - Trưởng Công an xã A Xan đánh giá về Đại úy Tuấn:

Dường như có một sợi dây tình cảm níu chân anh không thể rời đi. Theo Đại úy Tuấn thì đất và người Cơ Tu giờ đây trở thành một phần không thể thiếu trong anh. Sống với bà con, anh có cảm giác như ở nhà. Và may mắn, phía sau anh cũng có một “hậu phương” vững chắc.

anh_11.png
Đại úy Tuấn quan tâm, thăm hỏi đời sống người dân.

“Tôi nhớ mãi cái Tết đầu tiên lên công tác ở A Xan. Khắp nơi chộn rộn đón Tết, anh em đều đi địa bàn, tôi nhận nhiệm trực ban. Không khí miền biên giới những ngày giáp tết lạnh lẽo, lòng tôi cồn lên nỗi nhớ gia đình… Bất ngờ, một người trong thôn chạy đến, trên tay là mấy chiếc bánh sừng trâu, bánh tét, nải chuối tặng tôi. Họ thương cán bộ vì lo cho dân bản mà không có Tết. Nhận món quà của bà con mà lòng tôi vô cùng cảm động, nghẹn ngào… Có lẽ đó là món quà ngon nhất, đáng nhớ nhất mà tôi có được trong đời” - Đại úy Tuấn kể.

Tình quân dân như cá với nước trong người chiến sĩ không ngừng lớn dần và khắn khít theo năm tháng.

phat-bieu-cua-nguyen-anh-tuan_2.png

[VIDEO] - Đại úy Nguyễn Anh Tuấn mong muốn gắn bó lâu dài với mảnh đất A Xan:

Tết này, Đại úy Nguyễn Anh Tuấn lại trải qua những khoảnh khắc đáng nhớ khi anh không cùng gia đình sum họp vui vầy ở quê nhà. Người thân của anh sẽ nhớ về anh bằng tình cảm thiêng liêng, sâu đậm bởi sự có mặt của anh nơi vùng biên giới xa xôi có ý nghĩa hơn vạn lần. Và chính họ cũng luôn có mặt trong anh, trong tình nghĩa nồng hậu, ấm áp của đồng bào Cơ Tu nơi vùng biên giới xứ Quảng này.

Tổ chức sản xuất: DOÃN THÀNH TRÍ
Thực hiện: HỒ TRẦN MINH QUÂN
Đồ họa: NGUYỄN TUẤN

(0) Bình luận
Nổi bật Báo Quảng Nam
Mới nhất
Ở lại với đồng bào
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO