(QNO) - Ngày 3/7, Sở LĐ-TB&XH Quảng Nam có Công văn số 04 hướng dẫn tặng quà của Chủ tịch nước nhân dịp kỷ niệm 77 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7).
1. Người có công với cách mạng, gồm:
Bà mẹ Việt Nam anh hùng đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng và những cá nhân đã có quyết định phong tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng trước ngày 28/7/2024 nhưng chưa hoàn tất thủ tục hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng.
Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B, bệnh binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng.
Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng.
2. Thân nhân liệt sĩ đang hưởng trợ cấp tuất nuôi dưỡng hàng tháng; thân nhân của hai liệt sĩ trở lên đang hưởng trợ cấp tuất hàng tháng.
1. Người có công với cách mạng, gồm:
Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B, bệnh binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 80% trở xuống đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng. Thương binh đang hưởng chế độ mất sức lao động.
Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 80% trở xuống đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng.
2. Đại diện thân nhân liệt sĩ.
3. Người thờ cúng liệt sĩ (trường hợp liệt sĩ không còn thân nhân).
1. Người được xác nhận là thuộc hai đối tượng trở lên, đủ điều kiện nhận cả hai mức quà theo quy định thì chỉ được nhận một suất quà với mức cao nhất.
Ví dụ: Bà mẹ Việt Nam anh hùng đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng , đồng thời là người hưởng chính sách như thương binh có tỷ lệ thương tật 25% (hoặc người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày) thì chỉ được nhận một suất quà, mức 600.000 đồng.
2. Trường hợp một người được xác nhận là 2 đối tượng trở lên, đủ điều kiện hưởng cùng một mức quà thì chỉ nhận được một suất quà của mức đó.
Ví dụ: Một người vừa là thương binh có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do thương tật từ 80% trở xuống, đồng thời là người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do bệnh tật từ 80% trở xuống thì được nhận 01 xuất quà mức 300.000 đồng.
3. Mỗi liệt sĩ thì thân nhân hoặc đại diện thân nhân được nhận một suất quà mức 300.000 đồng. Trường hợp một liệt sĩ có nhiều thân nhân chủ yếu còn sống (bố, mẹ; vợ, chồng; con; người có công nuôi dưỡng liệt sĩ) thì đại diện thân nhân chủ yếu của liệt sĩ là một đại diện duy nhất trong toàn bộ thân nhân chủ yếu còn sống được nhận một xuất quà. Trường hợp thân nhân chủ yếu của liệt sĩ đồng thời là đối tượng được nhận quà thì đại diện thân nhân chủ yếu còn lại của liệt sĩ được nhận một suất quà.
Ví dụ: Ông Võ Văn A. là cha của hai liệt sĩ B. và C. đang hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng thì ông Võ Văn A. được nhận một suất quà mức 600.000 đồng (quà của cá nhân ông A.) và đại diện một thân nhân chủ yếu của liệt sĩ B. (vợ, chồng hoặc con) nhận một suất quà mức 300.000 đồng và đại diện một thân nhân chủ yếu của liệt sĩ C. (vợ, chồng hoặc con) nhận một suất quà mức 300.000 đồng.
1. Trường hợp thân nhân chủ yếu của liệt sĩ chỉ có duy nhất một người còn sống, đồng thời người còn sống duy nhất đó thuộc đối tượng nhận quà thì được nhận thêm một suất quà dành cho đại diện thân nhân chủ yếu của liệt sĩ.
Ví dụ: Ông S. là thương binh dưới 81%, đồng thời ông S. là cha của liệt sĩ D. còn lại duy nhất đang thờ cúng liệt sĩ thì ông S. được nhận hai suất quà tổng cộng là 600.000 đồng (bản thân ông S. là thương binh dưới 81%: 300.000 đồng và thờ cúng liệt sĩ: 300.000 đồng).
2. Trường hợp thân nhân chủ yếu của liệt sĩ có từ hai người trở lên còn sống đều thuộc đối tượng nhận quà theo quy định thì cử một người để nhận một suất quà dành cho đại diện thân nhân chủ yếu của liệt sĩ.
Ví dụ: Liệt sĩ Nguyễn Văn T., có cha là ông B. đang hưởng chế độ thương binh, tỷ lệ 45% thương tật và mẹ là bà M. đang hưởng chế độ người có công giúp đỡ cách mạng thì ông B và bà M mỗi người nhận được một suất quà với mức 300.000 đồng/người, đồng thời ông B. hoặc bà M. (cử một đại diện) để nhận một suất quà dành cho đại diện thân nhân chủ yếu của liệt sĩ, mức 300.000 đồng.
3. Trường hợp thân nhân chủ yếu còn lại duy nhất đang thờ cúng nhiều liệt sĩ thì mỗi liệt sĩ thân nhân đó được nhận một suất quà.
Ví dụ: Ông Trần Văn C. con duy nhất đang thờ bố và mẹ đều là liệt sĩ thì ông C. nhận được 2 suất quà, mỗi xuất 300.000 đồng.
4. Đối với thân nhân thứ yếu của liệt sĩ là người đang giữ bản gốc Bằng Tổ quốc ghi công và thờ cúng liệt sĩ thì mỗi liệt sĩ mà thân nhân đó đang đảm nhận việc thờ cúng được nhận 1 suất quà, mỗi xuất quà 300.000 đồng (tính theo số lượng liệt sĩ). Trường hợp thân nhân liệt sĩ đã giao bản gốc bằng Tổ quốc ghi công cho người thân khác trong gia đình chuyển đến nơi cư trú mới thì do địa phương nơi cư trú mới thực hiện.
5. Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh đang hưởng trợ cấp mất sức lao động do cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả (không hưởng chế độ thương tật do ngành LĐ-TB&XH chi trả) được nhận quà như thương binh, người hưởng chính sách như thương binh đang hưởng trợ cấp hàng tháng.
Người có công với cách mạng không thuộc đối tượng tặng quà của Chủ tịch nước, gồm:
Thân nhân đang hưởng trợ cấp tiền tuất của một liệt sĩ (tuất thường).
Thân nhân của các đối tượng: người hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945; người hoạt động cách mạng từ ngày 1/1/1945 đến trước Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945; thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học đang hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng.
Đối tượng là con của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng.
Không tặng quà cho đối tượng đã được các cơ quan có thẩm quyền xác minh, kết luận không đủ điều kiện tiếp tục hưởng hoặc tạm dừng trợ cấp.