Nắng lên cao, khắp các góc rừng thơm hương quế mới. Đồng bào Ca Dong, Mơ Nông ở Nam Trà My bắt đầu vào rừng quế để thu hoạch.
Mùa thu hoạch quế thường bắt đầu từ giữa tháng 2 đến hết tháng 4 hằng năm. Tiểu thương thường mua với số lượng lớn để kịp tập kết hàng.
Người ta thường lựa những phần vỏ chứa nhiều tinh dầu nhất (thường là thân quế) để lột trước. Vỏ của thân quế được cắt, lột cẩn thận để không bị gãy, bể. Khi khô sẽ được cuộn tròn, gọi là quế ống, giá trị cao nhất của cây quế.
Các phần khác như nhánh, ngọn cũng được lột, phần vỏ quế bị gãy lìa trong quá trình lột cũng được người dân tận dụng để bán với giá rẻ hơn. Với giá dao động từ 12.000 - 30.000 đồng/kg quế tươi hoặc 70.000 - 80.000 đồng/kg quế khô, mỗi cây quế mang lại cho người trồng từ 5 - 15 triệu đồng.
Chị Vũ Thị Quỳnh Như (xã Trà Mai, Nam Trà My) cho biết, trung bình mỗi vụ quế chị thu mua từ 15 - 20 tấn quế khô.
“Vì chưa có điều kiện mở nhà máy sản xuất, chế biến nên mình bán thô cho thương lái hoặc các công ty chế biến sâu. Quế Trà My có hàm lượng tinh dầu lớn nên rất được ưa chuộng, giá cả vì thế cũng không biến động nhiều” - chị Như nói.
Để lột vỏ quế, người ta phải hạ cả cây, sau đó lựa những phần chứa nhiều tinh dầu nhất (thường là thân quế) để lột trước. Vỏ của thân quế được cắt, lột cẩn thận để không bị gãy, bể. Khi khô sẽ được cuộn tròn, gọi là quế ống, giá trị cao nhất của cây quế.
Các phần khác như nhánh, ngọn cũng được lột, phần vỏ quế bị gãy lìa trong quá trình lột cũng được người dân tận dụng để bán với giá rẻ hơn. Với giá dao động từ 12.000 - 30.000 đồng/kg quế tươi hoặc 70.000 - 80.000 đồng/kg quế khô, mỗi cây quế mang lại cho người trồng từ 5 - 15 triệu đồng.
Chị Vũ Thị Quỳnh Như (xã Trà Mai, Nam Trà My) cho biết, trung bình mỗi vụ quế chị thu mua từ 15 - 20 tấn quế khô. "Vì chưa có điều kiện mở nhà máy sản xuất, chế biến nên mình bán thô cho thương lái hoặc các công ty chế biến sâu. Quế Trà My có hàm lượng tinh dầu lớn nên rất được ưa chuộng, giá cả vì thế cũng không biến động nhiều" - chị Như nói.