Xã hội

Quảng Nam với nhân duyên hợp tác quốc tế

HỒ QUÂN 28/01/2025 06:03

(QNO) - Những năm qua, mối quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa Quảng Nam với các địa phương, đối tác thuộc các nước trong khu vực và quốc tế được thiết lập, thúc đẩy mạnh mẽ các hoạt động phát triển du lịch, đầu tư, góp phần nâng tầm hình ảnh của Quảng Nam trong mắt bạn bè quốc tế.

TIT CHINH

(QNO) - Những năm qua, mối quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa Quảng Nam với các địa phương, đối tác thuộc các nước trong khu vực và quốc tế được thiết lập, thúc đẩy mạnh mẽ các hoạt động phát triển du lịch, đầu tư, góp phần nâng tầm hình ảnh của Quảng Nam trong mắt bạn bè quốc tế.

Quảng Nam có vị trí địa lý chiến lược quan trọng thuộc Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, là cửa ngõ giao thương của tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây, với nhiều tiềm năng, lợi thế, dư địa lớn. Đó là hệ thống hạ tầng giao thông đồng bộ và thông suốt như sân bay, cảng biển, đường sắt, quốc lộ và cao tốc, trong đó sân bay Chu Lai sẽ được đầu tư trở thành sân bay quốc tế - tiêu chuẩn 4F và đón 10 triệu khách/năm; cảng biển Chu Lai hiện đang được đầu tư để có thể tiếp nhận tàu 50 vạn tấn.

Quảng Nam hiện có 198 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 6,2 tỷ USD, đang thu hút 40 tổ chức phi chính phủ đến đặt mối quan hệ, hợp tác, đầu tư, với nguồn lực đầu tư bình quân mỗi năm khoảng 200 tỷ đồng.

Về hợp tác quốc tế, Quảng Nam có mối quan hệ hợp tác với 11 vùng, lãnh thổ trên thế giới. Đáng chú ý, Quảng Nam đã kết nghĩa với tỉnh Sê Kông (Lào).

TIT PHU_1

Thời gian qua, thông qua Trung tâm Hỗ trợ du khách tỉnh, Quảng Nam đã đón và hỗ trợ thông tin du lịch đối với du khách người Trung Quốc. Đồng thời thường xuyên đón các đoàn famtrip, presstrip đến từ Trung Quốc tham quan, khảo sát du lịch Quảng Nam. Theo thống kê, mỗi năm Quảng Nam đón khoảng 30.000 du khách Trung Quốc đến tham quan, trải nghiệm. Và đây cũng là đất nước nằm trong tốp 10 thị trường khách quốc tế lưu trú tại tỉnh cao nhất năm 2024.

Theo bà Đổng Bích Du - Tổng Lãnh sự Trung Quốc tại Đà Nẵng, Đô thị cổ Hội An đang là điểm đến yêu thích của du khách Trung Quốc. Phía Trung Quốc cũng nổi tiếng với Thành cổ Lệ Giang được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Những nét đặc trưng, tương đồng này là cơ sở để hai địa phương có thể thúc đẩy mối quan hệ hợp tác trong phát triển du lịch, bảo tồn di sản.

Bí thư Tỉnh uỷ Lương Nguyễn Minh Triết tiếp xã giao bà Đổng Bích Du - Tổng Lãnh sự Trung Quốc tại Đà Nẵng.
Bí thư Tỉnh uỷ Lương Nguyễn Minh Triết tiếp xã giao bà Đổng Bích Du - Tổng Lãnh sự Trung Quốc tại Đà Nẵng. Ảnh: H.Q

Về hợp tác quốc tế, Quảng Nam chính thức thiết lập quan hệ hợp tác với Khu tự trị Dân tộc Choang Quảng Tây từ năm 2018, với các lĩnh vực thương mại, du lịch, đào tạo nguồn nhân lực, văn hóa, nông nghiệp. Theo đó, hai bên đã tổ chức một số hoạt động trao đổi đoàn, giao lưu giáo dục, gửi thư thăm hỏi, chúc mừng nhân các sự kiện lớn.

Đồng thời, Quảng Nam cũng đang xúc tiến hợp tác với tỉnh Cam Túc. Một số đoàn công tác của tỉnh đã tìm hiểu thực tế ở tỉnh Cam Túc, thúc đẩy xúc tiến các hoạt động giao lưu hữu nghị, hợp tác giữa hai địa phương.

Bà Đổng Bích Du - Tổng Lãnh sự Trung Quốc tại Đà Nẵng. Ảnh H,Q
Bà Đổng Bích Du - Tổng Lãnh sự Trung Quốc tại Đà Nẵng. Ảnh: H,Q

Bà Đổng Bích Du cho rằng, để mối quan hệ hợp tác Quảng Nam và các địa phương Trung Quốc đi vào thực chất, cần tăng cường hơn nữa việc nâng cao hiểu biết lẫn nhau, nhất là phát huy đặc thù trong hợp tác xây dựng Đảng.

Cạnh đó, các địa phương của Trung Quốc đã đạt nhiều thành tựu trong việc thoát nghèo trong nhân dân. Quảng Nam có thể tăng cường hợp tác trong lĩnh vực này thông qua hoạt động đầu tư hạ tầng dân sinh, mạng lưới y tế, chính sách an sinh.

box_1.png
. Hội quán Phúc Kiến là điểm tham quan yêu thích của khách Trung Quốc khi du lịch Hội An. Ảnh H.Q
Hội quán Phúc Kiến là điểm tham quan yêu thích của khách Trung Quốc khi du lịch Hội An. Ảnh: H.Q
TIT PHU_2

Nguồn vốn ODA của Chính phủ Nhật Bản dành cho Quảng Nam lũy kế nay gần 830 triệu USD, riêng dự án xây dựng đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, trong đó có điểm đầu tại nút giao Túy Loan và điểm cuối tại nút giao Tam Kỳ, sử dụng nguồn vốn vay của JICA chiếm 798,5 triệu USD. JICA cũng hợp tác với Hội An trong các dự án trùng tu Chùa Cầu, nhà cổ và các hoạt động bảo vệ môi trường, ứng phó thiên tai, xây dựng thành phố sinh thái.

JICA hỗ trợ Hội An trùng tu Chùa Cầu. Ảnh H.Q
JICA hỗ trợ Hội An trùng tu Chùa Cầu. Ảnh: H.Q

[VIDEO] - Ông Phạm Phú Ngọc - Giám đốc Trung tâm Quản lý bảo tồn di sản văn hóa Hội An đánh giá về hỗ trợ của JICA thông qua các dự án:

Nhật Bản là quốc gia đứng thứ 3 về số lượng dự án và tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Quảng Nam với 18 dự án với tổng vốn đầu tư 140 triệu USD, tập trung ở các lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo, may mặc, du lịch - dịch vụ.

Điển hình như: Dự án sản xuất vỏ lon và lon hoàn thiện đối với các lon giải khát bằng nhôm của Công ty CP Hanacans tại Khu công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc với tổng vốn đầu tư 45 triệu USD; Dự án nhà máy sản xuất thiết bị vòi sen của Công ty TNHH thiết bị sen vòi Inax Việt Nam tại Khu công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc với vốn đầu tư 37,6 triệu USD.

Nhiều dự án của doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại Khu công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc.
Nhiều dự án của doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại Khu công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc.

Các dự án viện trợ phi chính phủ Nhật Bản chủ yếu tập trung trên lĩnh vực y tế và giáo dục, hỗ trợ và phát triển kinh tế nông nghiệp, phát triển nông thôn. Trong đó, Tổ chức Cứu trợ - phát triển quốc tế Nhật Bản (FIDR) hoạt động tích cực, thường xuyên tại các huyện Nam Giang, Tây Giang.

Tổ chức Cứu trợ - Phát triển quốc tế Nhật Bản (FIDR) hỗ trợ phát triển sản phẩm dệt thổ cẩm Nam Giang. Ảnh H.Q
Tổ chức Cứu trợ - phát triển quốc tế Nhật Bản (FIDR) hỗ trợ phát triển sản phẩm dệt thổ cẩm Nam Giang. Ảnh: H.Q

Ông Mori Takero - Tổng Lãnh sự Nhật Bản tại Đà Nẵng cho biết, mối quan hệ giữa Nhật Bản và Quảng Nam ngày càng tốt đẹp hơn. Thời gian tới, để tiếp tục thu hút đầu tư của doanh nghiệp Nhật Bản vào Quảng Nam, bên cạnh kết nối với một số doanh nghiệp mới, tiềm năng thì Lãnh sự Nhật Bản tại Đà Nẵng sẽ kêu gọi các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh mở rộng sản xuất kinh doanh, tiên phong là nhà máy Suntory PepsiCo tại Khu công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc.

Bí thư Tỉnh uỷ Lương Nguyễn Minh Triết tiếp xã giao ông Mori Takero - Tổng Lãnh sự Nhật Bản tại Đà Nẵng.
Bí thư Tỉnh ủy Lương Nguyễn Minh Triết tiếp xã giao ông Mori Takero - Tổng Lãnh sự Nhật Bản tại Đà Nẵng.
box_2.png
TIT PHU_3

Từ nền tảng quan hệ kết nghĩa, hợp tác toàn diện giữa tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng với Sê Kông (Lào) từ năm 1984, Quảng Nam tiếp tục duy trì mối quan hệ kết nghĩa với Sê Kông từ năm 1997 đến nay. Cạnh đó, duy trì mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các tỉnh Chămpasak và Attapeu (Lào).

Quảng Nam kết nghĩa với tỉnh Sê Kông.
Quảng Nam kết nghĩa với tỉnh Sê Kông.

Đáng chú ý, hoạt động xuất nhập khẩu qua cặp Cửa khẩu quốc tế Nam Giang - Đắc Tà Oọc ngày càng tăng, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu hàng hóa nông - lâm sản và khoáng sản từ tỉnh Sê Kông và các tỉnh Nam Lào về cảng biển Quảng Nam, TP.Đà Nẵng và Thừa Thiên Huế. Năm 2024, tổng lượng hàng hóa xuất, nhập khẩu qua cửa khẩu này đạt hơn 1.780 tấn (tăng 474% so cùng kỳ năm 2023). Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng 20% (103,36 triệu USD).

Ông Bounmixay Phonesy - Tổng Lãnh sự Lào tại TP.Hồ Chí Minh cho rằng, Quảng Nam nằm trên tuyến hành lang kinh tế Đông Tây, kết nối với các tỉnh Nam Lào. Đồng thời là cửa ngõ thông thương ngắn nhất để hàng hóa các tỉnh Nam Lào ra quốc tế.

Xuất nhập khẩu qua Cửa khẩu quốc tế Nam Giang.
Xuất nhập khẩu qua Cửa khẩu quốc tế Nam Giang.

Về cơ hội hợp tác, các tỉnh Nam Lào và Quảng Nam có nhiều điều kiện tự nhiên, lợi thế tương đồng, nhất là tiềm năng về phát triển nông nghiệp, khai thác tài nguyên khoáng sản. Đáng chú ý, Sê Kông cũng có sản phẩm sâm núi đặc trưng, còn Quảng Nam có sâm Ngọc Linh và nhiều loại dược liệu quý. Hai bên có thể thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực này.

Cạnh đó, Quảng Nam có 2 di sản phi vật thể thế giới, phát triển du lịch mạnh mẽ trong những năm gần đây. Các tỉnh Nam Lào cũng có nhiều tiềm năng phát triển du lịch, có đền Wat Phou (tỉnh Chămpasak) là di sản phi vật thể thế giới. Hai bên có thể hợp tác du lịch, kết nối các điểm đến, hình thành cá tour du lịch xuyên biên giới trên tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây.

Ông Alounxai Sounnalath - Bí thư - Tỉnh trưởng tỉnh Chămpasak cho biết, những năm qua, các doanh nghiệp Quảng Nam mà đầu tàu là THACO đã đầu tư sang các tỉnh Nam Lào, với lĩnh vực chủ lực là nông nghiệp, đã đóng góp quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội các địa phương.

Ông Alounxai Sounnalath - Bí thư - Tỉnh trưởng tỉnh Chămpasak thăm THACO.
Ông Alounxai Sounnalath - Bí thư - Tỉnh trưởng tỉnh Chămpasak thăm THACO.
box_3(1).png

Chămpasak là trung tâm của Nam Lào, đất đai rộng lớn, có điều kiện khí hậu thuận lợi để phát triển nông nghiệp và một số loại cây ăn quả. Nhiều triển vọng các doanh nghiệp Quảng Nam, nhất là THACO sẽ đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp tại tỉnh này. Đồng thời nghiên cứu phát triển hệ thống logistics, kết nối Ubon Ratchathani (Thái Lan) - Chămpasak - Sê Kông (Lào) và Quảng Nam (Việt Nam), tạo điều kiện để các loại hàng hóa thông thương ra quốc tế nhanh chóng, hiệu quả.

[VIDEO] - Quảng Nam thúc đẩy hợp tác trên tuyến hành lang kinh tế Đông Tây:

box_4.png
TIT PHU_4

Bà Feo Labrada Ariadne - Tổng Lãnh sự Cuba tại TP.Hồ Chí Minh cho biết, Quảng Nam và các địa phương Cuba có điều kiện tự nhiên khá tương đồng về tài nguyên, cảng biển, sân bay hàng hoá. Đây là tiền đề để thúc đẩy hợp tác, trao đổi kinh nghiệm.

Về các lĩnh vực du lịch, Cuba có kinh nghiệm trong việc quảng bá, xúc tiến du lịch và bảo tồn công trình, di sản… Thời gian tới, 2 bên có thể hợp tác trong lĩnh vực này, nhất là khi Quảng Nam có di sản thế giới Mỹ Sơn, Hội An với nhiều công trình kiến trúc cổ khác đang khai thác, phát triển du lịch rất tốt.

Lãnh đạo tỉnh tiếp xã giao Tổng Lãnh sự Cuba tại TP.Hồ Chí Minh.
Lãnh đạo tỉnh tiếp xã giao Tổng Lãnh sự Cuba tại TP.Hồ Chí Minh.

Cạnh đó, Cuba thường xuyên tổ chức chương trình hỗ trợ đào tạo nhân lực cho Việt Nam trong các lĩnh vực y tế, kỹ thuật,… thông qua các suất học bổng. Song, các học viên đăng ký vẫn còn ít, chủ yếu thuộc Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh. Nếu Quảng Nam quan tâm, Lãnh sự Cuba tại TP.Hồ Chí Minh sẽ ưu tiên, hỗ trợ để thúc đẩy hợp tác trong đào tạo nhân lực.

Còn nhớ, hồi tháng 10/2024, đồng chí Nguyễn Đức Dũng - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh có chuyến thăm, làm việc tại Cuba. Tại đây lãnh đạo Quảng Nam mong muốn tăng cường mối quan hệ hợp tác hữu nghị cấp địa phương với tỉnh Mantazas.

Đồng chí Nguyễn Đức Dũng - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh thăm, làm việc tại Cuba. Ảnh T.T
Đồng chí Nguyễn Đức Dũng - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh thăm, làm việc tại Cuba. Ảnh T.T

Đồng chí Emilio Loza Gacia - Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Cuba cho rằng, tỉnh Mantazas là địa phương có nhiều điểm tương đồng với tỉnh Quảng Nam và sẽ ủng hộ cho việc thiết lập quan hệ giữa hai địa phương trong thời gian đến. Việc tăng cường quan hệ cấp địa phương là phù hợp và góp phần cụ thể hóa các cam kết giữa lãnh đạo cấp cao của hai nước.

Thực hiện: HỒ QUÂN
Đồ họa: NGUYỄN TUẤN

(0) Bình luận
Nổi bật Báo Quảng Nam
Mới nhất
Quảng Nam với nhân duyên hợp tác quốc tế
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO